(HBĐT) - Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc thụ lý và giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) theo quy định, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Lạc Thuỷ nhận thấy tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và trẻ hoá, không chỉ ở các gia đình vùng sâu, vùng xa mà gia tăng ở cả gia đình cán bộ, công chức, viên chức, ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương nói chung.


Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lạc Thuỷ kiểm sát các quyết định của Toà án về lĩnh vực
 hôn nhân - gia đình.

Theo số liệu thống kê, những năm qua, tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ có xu hướng gia tăng về số vụ, trong đó chủ yếu ở cặp vợ chồng trẻ trong lứa tuổi thanh niên chiếm từ 60 - 70% vụ ly hôn. Năm 2018, toàn huyện có 84 vụ ly hôn; năm 2019 là 127 vụ; năm 2020 là 200 vụ; năm 2021 là 152 vụ; 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện có 90 vụ tranh chấp về hôn nhân - gia đình. Đáng chú ý, các vụ án tranh chấp về HN&GĐ, độ tuổi ly hôn có xu hướng trẻ hóa ngày càng cao. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn, nhưng chủ yếu do các cặp vợ chồng còn thiếu hiểu biết về pháp luật như Luật HN&GĐ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Mặt khác, do bất đồng về cách sống, kết hôn khi ở độ tuổi còn trẻ, tâm sinh lý chưa thực sự ổn định, chưa có sự chuẩn bị kỹ về kiến thức hôn nhân và kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn, vợ chồng không tìm cách tháo gỡ dẫn đến mâu thuẫn kéo dài, trầm trọng, không thể hàn gắn được. Đa số các cặp vợ chồng chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hoà giải từ gia đình, các tổ chức đoàn thể mà khởi kiện đến Toà án yêu cầu giải quyết cho ly hôn. Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có công việc ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng khi điều kiện kinh tế chưa ổn định; một số trường hợp vợ, chồng phải đi làm xa nhà dẫn đến ít có điều kiện quan tâm lẫn nhau...

Tình trạng ly hôn gia tăng, nhất là độ tuổi còn trẻ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân gia đình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Sau những cuộc ly hôn, nhiều trẻ em sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Có trường hợp cha, mẹ đều không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, con cái lớn lên nhờ sự cưu mang của người thân, phần nào ảnh hưởng đến phát triển nhân cách và lối sống của trẻ, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp có biểu hiện xuống cấp.

Do đó, thời gian qua đã có sự vào cuộc của các ngành chức năng, chính quyền cơ sở, tổ chức đoàn thể để góp phần hạn chế tình trạng ly hôn, củng cố, xây dựng gia đình nói riêng, đời sống xã hội nói chung. Đặc biệt, Huyện Đoàn đã chủ động, tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích thu hút được nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia.

Đồng chí Đinh Văn Phán, Viện trưởng VKSND huyện cho biết: Để góp phần củng cố, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, hạn chế tình trạng ly hôn, nhất là trong giới trẻ như hiện nay, VKSND huyện đã ban hành kiến nghị phòng ngừa đối với Đoàn Thanh niên huyện về lĩnh vực HN&GĐ, nhằm tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến ĐVTN từ huyện đến cơ sở để hạn chế tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ tại địa phương. Đồng thời, tăng cường truyền thông, tổ chức các diễn đàn về giữ gìn hạnh phúc gia đình, đa dạng hình thức giáo dục để giới trẻ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về đời sống hôn nhân trước và sau khi kết hôn. Có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên trong hướng nghiệp, tạo việc làm. Thành lập các câu lạc bộ tiền hôn nhân giúp ĐVTN tiếp cận những kiến thức cơ bản, kỹ năng sống, từ đó có suy nghĩ đúng, nhận thức rõ hơn về việc xây dựng, gìn giữ gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Kiến nghị của Viện Kiểm sát đã được Huyện Đoàn chấp thuận và lên kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị đến các tổ chức Đoàn và ĐVTN trong toàn huyện nhằm góp phần phòng ngừa, giảm thiểu, hạn chế tình trạng ly hôn ngày càng tăng ở các gia đình trẻ hiện nay.

 
Đinh Thắng


Các tin khác


Đánh giá quy định về quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội

Liên quan đến việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính cho hay, Bộ này đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá quy định của pháp luật về hệ thống quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình

Ngày 17/3, Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình tổ chức gặp mặt mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 30 năm thành lập (5/10/1993 – 5/10/2024). Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XIV; Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình; Đặng Thị Chiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình...

Tai nạn do sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận cấp cứu cho nhiều nạn nhân với những chấn thương nghiêm trọng như: Bỏng, dập nát bàn tay, thậm chí mù mắt… Nguyên nhân của những chấn thương đó là do thiết bị điện tử (máy tính xách tay, điện thoại di động) phát nổ khi đang sử dụng. Các trường hợp gặp nạn đều vào lúc vừa sử dụng thiết bị điện tử vừa cắm sạc pin.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Thủy lan toả chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Yên Thủy xây dựng Kế hoạch số 10/KH-BTV, ngày 17/2/ 2022 về chương trình "Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19 triển khai tới các cơ sở Hội. Đồng thời, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên bằng nhiều hình thức giúp cán bộ, hội viên hiểu về ý nghĩa, mục đích của chương trình "Mẹ đỡ đầu”. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn để có nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình.

Nghề mây, tre đan - điểm tựa cho hộ nghèo xã Văn Nghĩa

Nghề mây, tre đan thủ công ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có từ lâu đời. Những năm qua, xã từng bước khôi phục, phát triển nghề truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Ra mắt Công ty Liên doanh cung ứng nhân lực Glory EPB tại Nhật Bản

Ngày 15/3, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 3-2 Hòa Bình (TP Hoà Bình) tổ chức lễ ra mắt Công ty Liên doanh cung ứng nhân lực Glory EPB tại Nhật Bản và công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục