(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Việc thực hiện tiêu chí bình xét hộ gia đình văn hóa (GĐVH) hàng năm theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17/9/2018 còn bất cập, chưa đảm bảo công bằng trong cách tính điểm. Theo quy định hiện nay thì mỗi lỗi vi phạm sẽ bị trừ 5 điểm và nếu đủ từ 85-100 điểm thì vẫn đạt GĐVH. Do vậy, để đảm bảo công bằng giữa các hộ trong quá trình bình xét hộ GĐVH hàng năm, cử tri đề nghị cần xem xét, điều chỉnh tiêu chí và cách tính điểm phù hợp hơn” (trước Kỳ họp thứ 3).


Trả lời: Tại Văn bản số 2990/BVHTTDL-VP, ngày 10/8/2022, Bộ VH-TT&DL đã trả lời như sau: Ngày 15/6/2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, trong đó có quy định khen thưởng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, danh hiệu GĐVH. Bộ VH-TT&DL sẽ nghiên cứu tiếp thu hợp lý ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình báo cáo đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17/9/2018 bảo đảm thống nhất quy định của Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) và phù hợp với thực tiễn ở cơ sở.

Cử tri kiến nghị: "Tại khoản 1, Điều 85, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ có quy định chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công (NCC) là hằng năm hoặc 2 năm 1 lần. Tuy nhiên, hiện nay, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho NCC đang được thực hiện là 2 năm/lần. Do đó, cử tri đề nghị Bộ LĐ-TB&XH quan tâm, rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng đối với NCC từ 2 năm/lần xuống 1 năm/lần.” (trước Kỳ họp thứ 3).

Trả lời: Tại Văn bản số 2959/LĐTBXH-VP, ngày 5/8/2022, Bộ LĐ-TB&XH trả lời như sau: Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng và thân nhân của họ được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước, theo mức độ đóng góp, công lao cống hiến, hy sinh của đối tượng và cân đối trong mặt bằng chính sách nói chung. Từ năm 2013, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 9/4/2013 của Chính phủ, tiếp theo đến Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm hoặc hai năm một lần. Trong quá trình thực hiện, những năm qua đều triển khai đúng quy định tại các Nghị định nêu trên, cụ thể: Đối tượng điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; NCC giúp đỡ cách mạng được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng "Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945. 
Đối tượng điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần: Cha đẻ, mẹ đẻ (không thuộc đối tượng điều dưỡng hằng năm), người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81%; bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81%; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; NCC giúp đỡ cách mạng được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến.

Quy định như trên là phù hợp so với điều kiện KT-XH của đất nước hiện nay và cân đối một tổng thể chính sách NCC với cách mạng.


H.L (TH)

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục