(HBĐT) - Mới đây, được tham gia chương trình trải nghiệm cộng đồng cùng nhóm cựu sinh viên du học tại Austraylia tại bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước diện mạo ở bản của người Dao Tiền. Bản đã có sóng wifi bao phủ, đường đi lối lại được cứng hoá, vệ sinh môi trường sạch sẽ hơn… Đáng kể là nhiều hoạt động trải nghiệm mới, hấp dẫn được đưa vào hành trình tour, tuyến thu hút khách du lịch.



Du khách trải nghiệm in sáp ong và làm sản phẩm thổ cẩm ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc). 

Đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn chia sẻ: Đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng, làm giảm mạnh dòng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như gây ra nhiều khó khăn cho đồng bào người Dao Tiền ở bản Sưng. Cơ sở vật chất du lịch của các hộ làm homestay xuống cấp, các ngành nghề thủ công truyền thống dần mai một. Tuy nhiên, với sự quan tâm của chính quyền địa phương và nguồn lực hỗ trợ từ Dự án "Nâng cao năng lực tự vững của mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Sưng sau đại dịch Covid-19”, cuộc sống của người dân ở bản đã bắt nhịp trở lại, hoạt động du lịch nhanh chóng được khôi phục.

Lần đầu tiên anh Đinh Tử Minh Châu (Hà Nội) có chuyến thăm quan, trải nghiệm bản của người Dao Tiền. Hai ngày lưu trú ở đây mang đến cho anh ấn tượng sâu sắc về một bản làng dường như biệt lập với bên ngoài. Tạm xa âm thanh náo nhiệt của thành phố, anh Châu được trải nghiệm cảnh quan rừng núi giữ nguyên vẻ hoang sơ, những nét văn hoá riêng có của đồng bào Dao vẫn hiện hữu qua nếp nhà truyền thống, cách mặc trang phục, lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán.
Với chị Nguyễn Thuỷ Tiên, bạn đồng hành cùng anh Đinh Tử Minh Châu, bản Sưng có nhiều điều mới mẻ, thú vị đánh trúng vào tâm lý, nhu cầu khám phá của du khách. Trước tiên là được hít hà bầu không khí trong lành, hoà vào cuộc sống thường nhật của người dân. Tiếp đó là được thăm thú nhiều nơi, trải nghiệm các công việc nhuộm chàm, in sáp ong và làm sản phẩm thổ cẩm, giấy dó; trải nghiệm ngâm, tắm lá thuốc của người Dao…

Theo bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty Cổ phần DLCĐ Đà Bắc, sự phục hồi của nghề truyền thống, các giá trị mang tính bản địa đã thúc đẩy DLCĐ bản Sưng hậu đại dịch Covid-19. Đặc biệt là hiện nay, bản Sưng đang trở thành điểm trải nghiệm đa sắc, là mô hình DLCĐ bền vững với phong phú sản phẩm dịch vụ, sự yêu thích của du khách trong và ngoài nước đối với điểm đến được duy trì. Những tháng gần đây, nhiều đoàn khách quốc tế và nội địa đã trở lại bản Sưng, lượng khách ổn định. Thông qua chiến lược truyền thông, quảng bá, kết nối với các công ty lữ hành, Công ty Cổ phần DLCĐ Đà Bắc đã tích cực thu hút khách để hỗ trợ các hộ làm homestay tại bản.

Nếu như trước đây, bản Sưng chủ yếu đón khách quốc tế thì nay lượng khách được tăng cường bởi nguồn khách du lịch nội địa. Tại điểm dừng chân độc đáo này, có 3 nhà nghỉ DLCĐ gồm: homestay Nhất Quý, homestay Xuân Lan, homestay Thành Chung đón khách lưu trú và cung cấp các dịch vụ. Một số chương trình đi tour được khách quan tâm, như: tour khám phá cây dổi cổ thụ, rừng cọ, hang Sưng, hái chè, tắm suối, trải nghiệm viết chữ Dao và thăm tổ sản xuất chè shan tuyết; tour lớp học chữ Dao, hang Sưng, tắm suối, thăm ruộng bậc thang, trải nghiệm đi hái thuốc thảo dược, nhuộm chàm và làm sản phẩm thổ cẩm… Du khách cũng được tìm hiểu, khám phá những nét mới về sản phẩm, dịch vụ du lịch tại bản, như đi thăm xưởng dược liệu theo quy trình khép kín, nhà sấy thuốc bằng năng lượng mặt trời; trải nghiệm in sáp ong, nhuộm chàm, làm giấy dó với sự hướng dẫn của người dân bản địa. Ngoài ra, du khách có thể mua các sản phẩm lưu niệm về làm quà như: túi xách, ví móc chìa khoá, tấm lót cốc dệt bằng thổ cẩm hay các mặt hàng do bà con làm ra, như: chè shan tuyết, trà giảo cổ lam, lá tắm thảo dược, xịt muỗi thảo dược, cồn xoa bóp gừng đỏ… có mẫu mã, chủng loại đa dạng hơn, giá thành hạ, phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán.      


Bùi Minh

Các tin khác


Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục