(HBĐT) - Với việc huy động nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng, kiểm tra, rà soát và kịp thời khắc phục các sự cố gây ách tắc, khó khăn cho việc đi lại, huyện Cao Phong đã chủ động, sẵn sàng đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão.

 

Cầu treo xóm Môn, xã Bắc Phong (Cao Phong) đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Trước đây, cũng như tình cảnh của các hộ dân khu vực hai bên khe suối, người dân xóm Môn - xã Bắc Phong, xóm Chầm - xã Yên Lập qua lại con suối bằng những chiếc cầu tạm. Vào mùa mưa lũ, cuộc sống sinh hoạt của bà con gặp nhiều trở ngại, nhất là sau mỗi trận mưa to, nước suối chảy cuồn cuộn, cầu tạm chỉ bằng tre, nứa, tiềm ẩn hiểm họa mất an toàn giao thông. Kể từ khi được đầu tư bắc cầu qua suối, việc đi lại của người dân các xóm thực sự yên tâm bởi các cây cầu đều có kết cấu vững chắc, mố cầu được xây bê tông, dây néo, dầm và mặt sàn đều bằng thép đảm bảo kỹ thuật, an toàn khi đưa vào sử dụng.  

Trong 2 năm 2015 - 2016, một số công trình cầu, ngầm quan trọng khác như ngầm suối Chác - xã Xuân Phong, ngầm xóm Chầm - xã Yên Lập, đường cứng hóa xóm Rú 5 - xã Xuân Phong, đường cứu hộ - cứu nạn Xuân Phong - Yên Lập - Yên Thượng… đã được đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhờ vậy, những khó khăn, trở ngại về giao thông trên địa bàn đã cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, cầu Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) có tổng mức đầu tư 8 tỷ đồng đang đẩy nhanh tiến độ thi công với mục tiêu năm 2017 sẽ hoàn thành đáp ứng nhu cầu đi lại dân sinh. Bà Bùi Thị Lụa - người dân xóm Bảm cho biết: bao năm nay, đường đi, lối lại không thuận tiện. Để qua suối, bà con phải đi mảng không an toàn, bằng không phải đi đường vòng qua xã bạn với quãng đường xa, mất nhiều thời gian. Nhân dân trong và ngoài xóm mong mỏi công trình sớm thi công xong để việc đi lại không còn vất vả.  

Theo đồng chí Phạm Văn Thụy, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, trong khoảng 5 năm trở lại đây, bằng các nguồn lực từ ngân sách tỉnh, huyện, vốn Chương trình 135, trái phiếu Chính phủ và huy động từ nhân dân huyện đã xây mới, sửa chữa hệ thống đường sá, cầu, cống, ngầm tràn với tổng kinh phí đầu tư lên tới vài trăm tỷ đồng. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 6 ngầm tràn và hàng chục cầu, cầu treo. Trong đó, 100% ngầm tràn đã có kết cấu liên hợp cống bằng bê tông cốt thép và lắp đặt hệ thống cảnh báo. Với kết cấu vững chắc này đảm bảo cho hoạt động giao thông qua các ngầm tràn, kể cả lúc xảy ra mưa lớn cũng không tràn nước qua bề mặt ngầm. Các cầu, cầu treo đã và đang được nâng cấp, xây mới nhờ huy động nguồn vốn các năm. Riêng năm 2016, bên cạnh nguồn vốn huy động từ Chương trình 135, vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư làm đường giao thông nông thôn, huyện đã xây mới công trình ngầm Chằng Trong - xã Đông Phong chiều dài 92 m với tổng mức đầu tư 4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, công trình ngầm suối Chác - xã Xuân Phong chiều dài 51 m với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện.       

Hệ thống cầu, ngầm được nâng cấp và xây mới, tuyến đường xã, liên xã, đường trục thôn, xóm, đường ngõ, trục chính nội đồng được tăng cường cứng hóa, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa đã góp phần xây dựng NTM, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Năm 2016, nguồn vốn huy động cứng hóa đường giao thông toàn huyện đạt hơn 96 tỷ đồng, tăng 2,26 lần so với năm 2015. Qua kiểm tra, rà soát việc đảm bảo an toàn giao thông trên tất cả các tuyến đường hiện đang quản lý, Phòng Kinh tế và Hạ tầng đã đôn đốc các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị đường bộ chủ động duy tu, sửa chữa đối với các vị trí ổ gà, lún cao su, khơi thông cống, rãnh, phát quang tầm nhìn và sửa chữa, bổ sung các biển báo hiệu đường bộ còn thiếu hoặc đã hư hỏng, xuống cấp. Các đoạn đường sạt sụt, xói lở mùa mưa bão trước được khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trong cao điểm mùa mưa lũ. Theo đó, trên mọi tuyến giao thông đều đảm bảo mặt đường êm thuận, tầm nhìn thông thoáng, an toàn bốn mùa. Các cống, rãnh thoát nước tốt, thường xuyên được khơi thông, cọc tiêu, biển báo rõ ràng, không để ách tắc giao thông.

 

                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục