(HBĐT) - Thời gian gần đây, không chỉ ở huyện Cao Phong mà nhiều vườn cây có múi trên địa bàn tỉnh xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ. Có vườn lẻ tẻ vài cây, có vườn gần 100% lượng cây bị bệnh và đang có xu hướng lây lan diện rộng.


Đưa chúng tôi đi thăm vườn cam sắp độ chín, anh Trần Hoàng Khanh ở khu 4, thị trấn Cao Phong cho biết: Năm nay, tôi chăm sóc cam vẫn như mọi năm. Lượng phân bón tăng lên vì cây đã trưởng thành hơn năm ngoái, nhưng vẫn có cây bị bệnh. Tuy rải rác nhưng cũng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng năm nay. Những cây này lá, cành yếu nên tỷ lệ giữ được quả rất kém, nhiều cây không có quả nào. Hiện tượng vàng lá xuất hiện từ cách đây vài tháng. Tôi dùng thuốc để xử lý bệnh. Một số cây đã phục hồi bằng chứng là lứa lộc vừa rồi không thấy màu vàng hoặc trắng nữa. Theo tôi nghĩ cây bị bệnh do năm nay mưa nhiều. Thấy 1-2 cây bị bệnh, theo dòng nước chảy trong vườn cây tiếp theo cũng bị. Những cây trên cao ít bị hơn.

Cũng như cam, một số vườn bưởi ở Tân Lạc và các huyện khác cũng có hiện tượng vàng lá, thối rễ. Theo khảo sát của chúng tôi, cây bưởi vốn khỏe hơn nên tỷ lệ bị bệnh ít hơn. Chủ yếu là những cây trồng ở vùng thấp. ông Nguyễn Quang Thái ở xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) cho biết: Những cây bị bệnh thường là cây yếu, điều kiện chăm sóc kém và hay bị úng nước. Tuy không bị nhiều như cam nhưng bệnh cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nhiều cây phải chặt bỏ, nhất là với những vườn cây mới trồng.

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Thạch ở khu 7, thị trấn Cao Phong, năm nay hầu như vườn nào cũng bị bệnh vàng lá, thối rễ với mức độ khác nhau. Đây là bệnh phổ biến do nấm từ rễ gây ra. Vào mùa mưa, nấm phát triển mạnh làm hỏng các đầu rễ non nên cây không hút được dinh dưỡng, gây hiện tượng vàng lá. Khi đào lên, chúng ta thấy các hiện tượng thối ở đầu rễ. Việc xử lý theo nhiều cách khác nhau nhưng tập trung là bỏ rễ bị thối, dùng thuốc tưới cho rễ không bị hỏng và lây lan sang cây khác. Sau đó dùng thuốc kích thích tạo rễ mới. Nhiều người thường đào bồn xung quanh tán với mục đích chặt bớt rễ rồi tưới thuốc, sau một tuần thì tưới thuốc kích rễ để cây ra rễ mới. Khi dùng thuốc, mỗi người có công thức riêng như karoke và protinơ, carole và sonan...

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đối với những cây mới bị bệnh cần chặt bỏ những rễ bị bệnh, dùng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như cabenzim, bendazol, ridomil gold, alite hòa nước nồng độ 0,3%, tưới 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày. Sau khi tưới thuốc lần cuối, 20 - 25 ngày tiếp tục tưới nấm đối kháng trichoderma. Những cây bị bệnh nặng, không còn khả năng hồi phục cần chặt, đào cả gốc, rắc vôi vào những gốc đã đào để hạn chế mầm bệnh phát triển và lây lan sang cây khác.


Việt Lâm

Các tin khác


Đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục