(HBĐT) - Sau gần 2 năm đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM, đến nay, làng quê và chất lượng đời sống của người dân xã Tử Nê (Tân Lạc) tiếp tục có chuyển biến tích cực.
Trồng bưởi đã và đang
đem lại những quả ngọt, giúp người dân xã Tử Nê (Tân Lạc) làm giàu trên mảnh đất quê hương. ảnh chụp tại vườn bưởi đỏ
của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng, xóm 3.
Cuối
năm 2015, Tử Nê được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Sau gần 2 năm về đích, Tử Nê
đang có những bước đi phù hợp để không chỉ giữ vững mà từng ngày "nâng cấp” chất
lượng các tiêu chí NTM, nhất là về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bảo vệ môi trường.
Theo đồng chí Quách Văn Hạt, Chủ tịch UBND xã cho biết: Khi cán đích NTM, thu
nhập bình quân đầu người của Tử Nê đạt 21,3 triệu đồng, đến hết năm 2017, dự kiến
con số này sẽ tăng lên 35 triệu đồng/người/năm. Để có được kết quả đó là nhờ sự
nỗ lực của người dân trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cây bưởi trở thành cây làm
giàu thực sự của Tử Nê. 47/116 ha bưởi đã cho thu hoạch, doanh thu trung bình đạt từ 650 - 750 triệu đồng/ha.
"Hiện nay, bưởi được
trồng ở 7/7 xóm của xã. Đến năm 2019 sẽ có trên 80% diện tích bưởi cho thu hoạch.
Nếu giá bán tiếp tục ổn định như hiện nay, cộng với sự ra đời của hợp tác xã sản
xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc, đến năm 2020 sẽ có khoảng 40 hộ dân
xã Tử Nê có thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ trồng bưởi. Cây bưởi đang tạo động lực
để Tử Nê gặt hái được thành công trong xây dựng NTM”, đồng chí Chủ tịch UBND xã
phấn khởi cho biết.
Xóm 3 là xóm đầu tiên
ở xã Tử Nê trồng bưởi. Chúng tôi đến thăm vườn bưởi đỏ 7 năm tuổi sai trĩu quả
của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng. Theo chia sẻ của bà Hồng, ở vị trí vườn bưởi
hiện nay, trước đây gia đình bà trồng keo. Với chu kỳ 5 – 7 năm mới cho khai
thác, giá trị kinh tế cây keo đem lại thấp hơn nhiều so với cây bưởi. "Cây bưởi
đỏ rất phù hợp với thổ nhưỡng nên phát triển tốt, sai quả và chất lượng ngon,
ngọt được khách hàng ưa chuộng. Trong 3 năm trở lại đây, 30 gốc bưởi của gia
đình cho thu nhập ổn định từ 60 – 70 triệu đồng/năm. Riêng vụ này, bưởi sai quả
hơn, dự kiến thu khoảng 100 triệu đồng. Ngoài vườn bưởi này, gia đình có vườn
khác rộng 3 ha đã được 3 năm tuổi và bói quả”, bà Hồng cho biết.
Cây bưởi bạc triệu,
nhiều hộ dân chỉ với vài chục gốc bưởi đã có nguồn thu cả trăm triệu đồng. Ví
như gia đình ông Đỗ Tùng Lâm, xóm 3, với 80 gốc bưởi cho thu nhập trên 200 triệu
đồng. Phía sau xóm 3, trên những triền đồi, những vườn keo xưa kia đã được thay
thế bằng cây bưởi. "Nhiều vườn bưởi trồng 3 - 4 năm tuổi đã cho thu hoạch, như
vườn của gia đình ông Phạm Khắc Thường, Phạm Hồng Thái ở xóm 3. Vườn này đẹp lắm, lên đến vườn là không muốn về. Vụ vừa
rồi, gia đình ông Thường thu được trên 700 triệu đồng. Còn những hộ thu vài chục
triệu đồng thì nhiều lắm”, đồng chí Quách Văn Hạt, Chủ tịch UBND xã chia sẻ.
Ngoài việc tìm được
cây trồng chủ lực để khai thác tiềm năng, lợi thế, giúp bà con làm giàu, một điều
nữa mà đồng chí Chủ tịch UBND xã rất tâm đắc sau khi cán đích NTM, đó là bà con
thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, hiện nay, ở tất cả các xóm của
xã Tử Nê đều có điểm tập kết rác, với trên 80% người dân tham gia thu gom rác
thải. Hàng ngày, Công ty cổ phần Kim Đại Việt - đơn vị chịu trách nhiệm thu gom
rác thải trên địa bàn tiến hành thu gom 2 lần. Thêm nữa, bãi rác gây ô nhiễm
môi trường trước đây đã được di dời về vị trí mới. Ngoài ra, các hạ tầng thiết
yếu, nhất là đường giao thông tiếp tục được hoàn thiện. Các tuyến đường giao
thông nội đồng được rải cấp phối, thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản, riêng
đường nội đồng xóm Chùa đã được cứng hóa.
"Để tiếp tục giữ vững
và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM, Ban chỉ đạo của xã tăng cường
công tác tuyên truyền để duy trì hoạt động, nề nếp trong bảo vệ môi trường. Mở
rộng các tuyến đường giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Tiếp tục
đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho
người dân”, đồng chí Quách Văn Hạt, Chủ tịch UBND xã Tử Nê bày tỏ.
Viết Đào
(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.
(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.
(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.