(HBĐT) - Đường An Dương Vương, đoạn khu vực chợ Thái Bình, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) thường xuyên ngập lụt, là nỗi ám ảnh của các hộ kinh doanh và người tham gia giao thông. Đây là khu vực "trũng” nhất trên tuyến đường, luôn diễn ra ngập lụt mỗi khi mưa lớn.


Đường An Dương Vương, đoạn khu vực chợ Thái Bình, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) thường xuyên ngập lụt, là nỗi ám ảnh của các hộ kinh doanh và người tham gia giao thông. Đây là khu vực "trũng” nhất trên tuyến đường, luôn diễn ra ngập lụt mỗi khi mưa lớn. 

Một nhân viên ở cửa hàng điện máy Phúc Hợp than thở: Tình trạng ngập lụt diễn ra trong nhiều năm trở lại đây và ngày càng trở nên trầm trọng. Mỗi khi mưa, mọi việc kinh doanh, giao thông khu vực chợ bị đình trệ hoàn toàn, chẳng làm ăn gì được. Trước đây, cửa hàng được xây dựng ở phía chợ Thái Bình, liên tục phải chạy lũ, mưa lớn là nước ngập vào nhà, vào cửa hàng. Hiện tại, để cải thiện tình hình, cửa hàng được di chuyển sang phía UBND phường Thái Bình và tôn cao nền tới hơn 1 m so với mặt đường, song vẫn bị nước đánh vào nhà mỗi khi mưa, gió lớn. Từ năm 2017 trở lại đây, mưa lớn liên tục, khiến đoạn đường ngập sâu tới tới gần 1 m, đường thành ao dài cả mấy trăm mét. Trận mưa vào ngày 13/8 vừa qua khiến cho đoạn đường thành biển nước, việc sinh hoạt, kinh doanh, buôn bán của người dân bị đảo lộn hoàn toàn.

Đây là tuyến đường có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Mỗi khi ngập, ô tô, xe máy cũng không thể di chuyển, rất nhiều xe ô tô cố gắng vượt qua nhưng bị chết máy phải chờ nước rút và xe cứu hộ cẩu đi. Những hộ kinh doanh, buôn bán dọc 2 bên đường thường xuyên có ý thức chạy lũ, song tình hình ngày càng trở nên nặng nề. 

Ông Nguyễn Ngọc Thanh ở tổ 2, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình), giáp khu vực ngã ba đèn giao thông buồn bã: Cứ mỗi khi trời sấm chớp, mây đen kéo về chuẩn bị mưa là cả khu phố nháo nhác cả lên, chuẩn bị sẵn sàng tư thế kê, kích đồ đạc chạy phòng, chống ngập. Từ năm 2017 trở lại đây, lần nào mưa cũng ngập hết vào cửa hàng, tính ra đã 2 lần hỏng tủ đựng đá, hàng hóa không biết bao lần chìm cả dưới nước. Trước đây, tình trạng ngập úng không nặng như bây giờ. Từ ngày xây dựng đường cống thoát nước 2 bên tuyến đường lại ngập tồi tệ hơn, sinh hoạt của người dân liên tục bị đảo lộn. Nước dồn xuống nhiều, trong khi đó thoát nước kém nên cả đoạn phố đều ngập. Khu vực ngập bắt đầu từ tổ 2, phường Chăm Mát kéo dài đến gần khu vực cây si, sát khu vực bến xe Chăm Mát. Ngập sâu tới cả mét. Khu vực gần UBND phường Thái Bình đã có cống thoát nước nhưng cũng không kịp tiêu vì quá nhỏ, mặt khác bị cỏ rác, đất, đá lâu ngày vùi lấp. 

Chủ tịch UBND phường Thái Bình Bùi Thế Dương cho biết: Khu vực tổ 6 (chợ Thái Bình) kéo dài đến tổ 2, phường Chăm Mát được xem là chiếc "võng chứa nước” của đường An Dương Vương. Mỗi khi trời mưa lớn, toàn bộ lượng nước từ phía đồi cao chảy xuống, cộng với lượng nước từ cánh đồng Trùng, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tràn qua đường Lý Thường Kiệt dồn về đoạn đường khu vực chợ Thái Bình khiến cho tình trạng ngập úng ngày càng căng thẳng. Về phía chính quyền, hàng năm đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức dọn dẹp môi trường, khơi thông cống thoát nước nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Tình trạng ngập úng tại khu vực chợ Thái Bình có khi kéo dài tới vài tiếng. Mọi hoạt động giao dịch, sinh hoạt, giao thông của người dân rất khó khăn. Được biết, các ngành chức năng đã khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng, giải quyết tình trạng ngập úng cho khu vực chợ Thái Bình. Chính quyền và người dân mong muốn các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai dự án, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng cho khu vực này để người dân đỡ khổ. Đề nghị sớm di chuyển trụ sở UBND phường theo kế hoạch đã phê duyệt.  
 

L.C

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục