(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ nối liền Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng qua tuyến quốc lộ 6, 12B, nhưng bấy lâu nay, Tân Lạc vẫn được biết đến là vùng đất khó về giao thông. Hạ bớt đi những ta luy dương dựng đứng, bồi lấp thêm những vạt ta luy âm; lấp, vá những ổ voi, ổ gà bằng bê tông, cát, sỏi để người dân được đi trên những con đường êm thuận là quyết tâm chính trị mà cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã triển khai, thực hiện trong nhiều năm qua.



Đường giao thông nông thôn xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.        

Đầu tháng 3 vừa qua, huyện Tân Lạc tiếp nhận 1.000 tấn xi măng do 3 doanh nghiệp: Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, Công ty CP xi măng X18, Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn hỗ trợ cho xã Ngổ Luông xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đồng chí Đinh Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện, Ngổ Luông được chọn là điểm tiếp nhận nguồn xi măng của doanh nghiệp hỗ trợ, bởi xã cách trung tâm huyện gần 30 km, hiện chưa có đường bê tông đến trung tâm xã. Đến đầu năm nay còn 1,7 km đường trục xã (nằm trên tuyến đường liên huyện Tân Lạc - Lạc Sơn) chưa được bố trí vốn đầu tư; 5,63/10,3 km đường liên xóm còn là đường đất. Mong muốn lớn nhất của người dân Ngổ Luông là có con đường êm thuận từ xóm tới xã, tới huyện, để đi lại, giao thương và phát triển.

Những năm qua, việc xã hội hóa trong xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn (GTNT) đã được huyện triển khai, thực hiện. Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, huyện đã huy động gần 2.132 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT. Phát triển GTNT được xác định là khâu đột phá, cấp thiết. Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", trong 10 năm (2011-2019), huyện đã ưu tiên tập trung huy động các nguồn lực, bố trí lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu, để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM (bao gồm hệ thống đường huyện, đường trục xã, đường trục thôn, đường ngõ xóm, đường nội đồng, cải tạo, xây mới cầu, cống dân sinh). Ngay đầu năm nay, UBND huyện đã phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hòa Bình khởi công xây dựng cầu dân sinh tại xóm Quê Bái, xã Đông Lai trị giá 4,9 tỷ đồng. Với nguồn vốn huy động gần 478 tỷ đồng, 10 năm qua, huyện Tân Lạc đã cứng hóa 591,6/1.062 km đường GTNT (đạt 55,7%), đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân.

Hiện tại, 441 km đường GTNT chưa được bê tông hóa,  tương ứng với gần một nửa số dân của huyện vẫn phải đi lại trên những con đường đất, đá lô nhô, đó là sự trăn trở lớn của cấp ủy, chính quyền huyện. Theo đó, khi xây dựng các chỉ tiêu (dự kiến) cho Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV sắp tới, huyện đã mạnh dạn đề ra mục tiêu phấn đấu: đến năm 2025 xây dựng hoàn chỉnh một cách đồng bộ, có chất lượng các tuyến đường, kết nối các tuyến đường thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, đảm bảo giao thông thông suốt, kể cả trong mùa mưa lũ.
Trong điều kiện nguồn ngân sách của huyện còn hạn hẹp, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân còn hạn chế, UBND huyện Tân Lạc đã đề nghị: HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành hữu quan quan tâm hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của huyện, nhất là các công trình giao thông đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường nối xã Phong Phú - Trung Hòa - Suối Hoa, hiện đã nối với huyện Cao Phong thành đường tỉnh, gắn với quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình. Hỗ trợ kịp thời và nâng mức hỗ trợ xi măng cho chương trình xây dựng NTM, để đảm bảo triển khai hiệu quả, không bị giãn, hoãn tiến độ. Bên cạnh đó, huyện cũng đã làm việc với Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, Công ty CP xi măng X18, Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn tạo điều kiện, cơ chế cho huyện mua xi măng theo hình thức trả chậm, để sớm hoàn thành việc cứng hóa đường GTNT theo kế hoạch, tạo đà phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Thúy Hằng

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục