(HBĐT) - Từ cuối tháng 8 đến nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã, đang bùng phát ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với diễn biến phức tạp. Để dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan cần sự chung tay của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng và người chăn nuôi.


Lực lượng chức năng mang lợn bệnh đi tiêu hủy. Ảnh chụp tại xóm Bận Dọi, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc).

Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp

Năm 2019, trên địa bàn tỉnh, DTLCP xảy ra ở 137 xã, phường, thị trấn với 445 thôn, 1.362 hộ có dịch. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 14.528 con, chiếm 3,2% tổng đàn lợn của tỉnh. Năm 2020, DTLCP vẫn xảy ra lẻ tẻ ở một số xóm, xã, chủ yếu là tái phát dịch. Đến đầu tháng 6, toàn tỉnh có 14 xã có dịch với 729 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy, trọng lượng trên 24 tấn. Từ tháng 6 đến hết tháng 8, DTLCP vẫn tiếp tục xảy ra ở một số địa bàn. Thế nhưng, từ đầu tháng 9 đến nay, DTLCP bùng phát mạnh với những diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY): Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 114 thôn, xóm thuộc 53 xã, phường, thị trấn có dịch, với 490 hộ bị dịch; tổng số lợn ốm, chết phải tiêu hủy là 3.053 con, trọng lượng trên 156 tấn. Trong đó, 10 xã đã công bố hết dịch, hiện còn 43 xã thuộc 10 huyện, thành phố có dịch. Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy là những huyện đang có dịch diễn biến phức tạp trên diện rộng, số lượng các xã có DTLCP lần lượt là 11, 10 và 8 xã.

Nhân Mỹ là 1 trong 10 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc hiện đang có DTLCP. Đồng chí Đinh Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngày 1/10, dịch bùng phát tại xóm Bận Dọi, sau lan sang các xóm Cò, Chiềng, Hông Thọng. Đến nay, xã đã tiêu hủy 160 con lợn của 33 hộ dân, với trọng lượng tiêu hủy 8,8 tấn. Trong buổi sáng chúng tôi đến (21/10), ghi nhận trên địa bàn xã tiếp tục có thêm lợn mắc bệnh. Xã hiện có trên 3.000 con lợn, nhiều hộ mới tái đàn, các hộ dân lo lắng trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Gia đình anh Bùi Văn Nhất, xóm Ào U duy trì nuôi lợn thịt, lợn nái từ nhiều năm nay. Khi các xã lân cận bùng phát DTLCP, gia đình anh đã phải bán vội lứa lợn 28 con, trọng lượng hơn 2 tấn với giá 60 nghìn đồng/kg, mức giá thấp hơn nhiều so với thời điểm cách đó hơn 1 tháng. Hiện, gia đình anh Nhất còn 3 con lợn nái và 26 lợn con vừa tách mẹ. Anh Nhất chia sẻ: Những tưởng lứa lợn này sẽ thắng lớn thì giá lợn lại giảm mạnh, DTLCP bùng phát nên gia đình khá lo lắng. Một số xóm ở xã đã xuất hiện dịch bệnh, gia đình tôi thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực nuôi và hạn chế cho người lạ vào khu chăn nuôi.

Theo lãnh đạo xã Nhân Mỹ, từ khi bùng phát dịch, UBND xã đã thực hiện nghiêm việc tiêu hủy lợn bệnh, tuyên truyền đến người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, không mua bán lợn để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Các xã giáp ranh Nhân Mỹ như: Phong Phú, Lỗ Sơn, thị trấn Mãn Đức đều đang có dịch.

Cần thực hiện nghiêm các biện pháp dập dịch, ngăn dịch lây lan

Đánh giá về nguyên nhân khiến DTLCP bùng phát, đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY cho biết: Do chưa có vắc xin phòng bệnh, không có đáp ứng miễn dịch nên DTLCP có thể bùng phát, tái phát nếu người chăn nuôi không thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch. Nguyên nhân thứ hai, từ tháng 5/2020 đến nay, sau sáp nhập ngành CN&TY đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập, trong đó, việc không triển khai được kiểm soát giết mổ đã tạo ra lỗ hổng trong kiểm soát dịch bệnh. Thứ ba, trong tháng 7, tháng 8 vừa qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thực hiện tái đàn, nhưng con giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thứ tư, chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học là biện pháp để phòng, chống DTLCP, nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ chưa thực hiện được. Hơn nữa, hiện nay khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, vẫn còn tình trạng một số hộ dân bán "chạy” dịch.

Theo phản ánh của người dân ở một số địa bàn đang có dịch, không ít hộ dân bán tháo lợn cho tư thương, thậm chí để qua mắt cơ quan chức năng, hoạt động mua bán diễn ra vào ban đêm. Điều này rất nguy hiểm, sẽ khiến dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, để dập và ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Chi cục CN&TY khuyến cáo: Đối với những vùng đang bị dịch phải thực hiện tốt việc ngăn chặn vận chuyển, tiêu thụ lợn ra vào vùng dịch; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh; không bán chạy lợn. Các hộ, cơ sở chăn nuôi phải báo cáo chính quyền khi phát hiện lợn ốm để tiêu hủy kịp thời; thực hiện tốt khử trùng, tiêu độc ở khu vực đang có dịch, cũng như các khu vực lân cận để ngăn dịch lây lan.


Viết Đào


Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục