(HBĐT) - Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) được xác định là vùng rốn lũ, địa hình chiêm chũng nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ sau những trận mưa lớn kéo dài. Trước thực tế đó, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhân dân.


Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã Ngọc Lương (Yên Thủy) và Ban quản lý xóm Ba Cầu rà soát khu vực tiềm ẩn nguy cơ ngập úng. 

Năm 2020, mưa lũ đã làm 2 học sinh lớp 8 trường THCS Đồng Phong, huyện Nho Quan (Ninh Bình) thiệt mạng sau khi di chuyển qua ngầm xóm Bờ Sông; 8 căn nhà bị tốc mái, nhiều nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng. Mưa lớn gây ngập úng đã làm thiệt hại khoảng 499,8 ha nông nghiệp, trong đó có 302 ha lúa, 155,3 ha hoa màu, diện tích cây ăn quả tập trung 42,5 ha... Ước tính tổng giá trị thiệt hại trên 4,4 tỷ đồng. 

Tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa thường xuyên xảy ra tại 2 xóm Ba Cầu và Bờ Sông, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của 62 hộ dân và trên 150 nhân khẩu. Nguyên nhân chính được xác định do địa bàn các xóm nằm ở vùng thấp, hệ thống thoát nước kém, công trình đê bao ngăn lũ tại hồ Ngọc Lương 2 thi công chưa hoàn thiện. Do đó, khi nước lũ đổ về trên sông Lạng sẽ tràn vào khu dân cư, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ. Mức nước sâu trung bình từ 0,8 - 1,5m. Nhiều khu vực nước lũ chảy xiết, đặc biệt tại khu vực cầu, ngầm khiến người dân không thể đi lại, hàng hóa ứ đọng. Tùy theo từng đợt mưa, nước lũ sẽ rút sau 1 - 2 ngày, cao điểm các đợt mưa lớn kéo dài mất từ 3 - 4 ngày. Đối với diện tích đất sản xuất tại các xóm: Thung, Liên Tiến, Nghìa 1, Dương 2, Đại Đồng... nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả có múi thường xuyên bị ngập úng...

Ông Trương Việt Châu, Trưởng xóm Ba Cầu chia sẻ: "Hàng năm, từ tháng 8 - 11, mưa lớn gây ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của gần 40 hộ dân, trên 20 ha lúa, hoa màu nằm ở vùng trũng tiềm ẩn nguy cơ mất trắng. Người dân xóm Ba Cầu mong muốn chính quyền các cấp có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập úng vào mùa mưa, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, hoa màu của Nhân dân”. 

Ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã kiện toàn các lực lượng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên bám nắm cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra khu vực xung yếu để kịp thời có phương án khắc phục. Phối hợp Ban quản   lý các xóm tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực cầu, ngầm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngập úng. Cắt    cử lực lượng chốt trực, tuyệt đối không cho người dân di chuyển khi nước lũ dâng cao. Huy động ngày công lao động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông cống rãnh, đảm bảo dòng chảy lưu thông. 

Khi xảy ra thiên tai, lực lượng PCTT&TKCN xã nhanh chóng phối hợp Ban quản lý xóm rà soát các khu vực tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ. Di dời người và tài sản đến khu vực tránh lũ bố trí tại xóm Ba Cầu được xây dựng năm 2019. Huy động các lực lượng thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Triển khai dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, làm sạch nguồn nước. Đối với diện tích sản xuất, cấp ủy, chính quyền xã tăng cường tuyên truyền đến các hộ dân chủ động theo dõi diễn biến thời tiết. Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch trà lúa sớm, đảm bảo tránh tình trạng nông sản ngập úng. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xuất hiện một số trận mưa lớn, tuy nhiên chưa xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. Dự báo từ giờ đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều cơn bão và mưa lớn kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng. Vì vậy, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tiếp tục chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa thiên tai. Tăng cường kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu để có phương án khắc phục. Mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm quan tâm đầu tư thi công hoàn thiện công trình đê bao ngăn lũ tại khu vực cuối hồ Ngọc Lương 2, đảm bảo nước lũ không tràn vào khu dân cư. 

Đức Anh

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục