(HBĐT) -Trong tỉnh nói chung và TP Hòa Bình nói riêng những ngày này được ví như "chảo lửa”. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, việc làm của người dân. Nhiệt độ vào ban ngày lên đến 38 - 39 độ khiến nhiều người, nhất là đối với những người lao động thường xuyên ở ngoài trời phải chật vật ứng phó.


Nắng nóng gay gắt khiến đường phố vắng vẻ, người phải ra đường thì trang bị đồ bảo hộ. Ảnh chụp tại đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình).

Theo tin của Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình, từ ngày 17 - 22/6, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 35-39 độ C; trong đó, ngày 19-22/6 có nắng nóng gay gắt diện rộng. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày từ 45 - 60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ kéo dài từ 10 - 17 giờ. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở cấp 1. Dự báo từ ngày 23 - 25/6 tiếp tục có nắng nóng; từ ngày 26 - 29/6 nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng gia tăng ở tỉnh.
 

Hàng ngày, mới 8h sáng nhưng mặt trời đã chói chang, nhiệt độ tăng nhanh, cảm giác nóng bức rõ ràng. Từ 9 - 17h là khoảng thời gian nắng cháy da cháy thịt khiến đường phố, hàng quán ven đường vắng vẻ. Tuy vậy, vì cuộc sống cho nên dù nhiệt độ ngoài trời có khi trên 400C nhưng vẫn có những người phải bươn chải mưu sinh, gồng mình làm việc.

Nhiều năm nay, mỗi ngày bà Hoa (phường Thống Nhất) dong ruổi trên chiếc xe đạp để bán rau dạo quanh các ngõ phố của phường Phương Lâm, Đồng Tiến. "Giờ có tuổi rồi, nắng nôi thế này mệt lắm. Vì chẳng có đồng lương nên phải cố. Những ngày này tôi cố bán cho nhanh để về sớm, chứ giữa trưa mà đạp xe trên đường nóng hầm hập như cái lò thì chịu sao được", vừa bướt bả lau mồ hôi bà Hoa vừa chuyện trò.

Cũng như bà Hoa, anh Sơn (phường Đồng Tiến) làm nghề giao hàng nên thường xuyên phải chạy xe trên đường. Anh chia sẻ: "Vì đặc thù công việc nên tôi phải đi suốt. Ra đường hơi nóng phả vào mặt cũng lo bị say nắng. Để bảo vệ sức khỏe, tôi phải mặc áo chống nắng và lúc nào cũng có chai nước uống. Nếu đơn hàng chưa thật cần thì bố trí giao cho khách vào buổi tối, về muộn một tý nhưng đỡ mệt”.

Tuy không phải thường xuyên đi trên đường nhưng những người thợ xây dựng lại đối mặt với nắng nóng nhiều nhất khi phải làm việc ngoài trời. Anh Mạnh quê ở Lạc Sơn ra TP Hòa Bình làm nghề thợ xây chia sẻ: Nghề này vốn nặng nhọc, vất vả, trong những ngày thời tiết khắc nghiệt lại càng tăng lên. Nhiều lúc tôi cũng hoa mắt vì nắng và đổ nhiều mồ hôi. Những ngày nắng nóng quá, anh em phải tranh thủ làm từ 5, 6 giờ sáng để nghỉ sớm. Chiều có hôm 15, 16 giờ mới lên giàn giáo và kéo thời gian làm việc đến tối muộn để đảm bảo sức khỏe. 

Tình trạng nắng nóng và nắng nóng gay gắt những ngày này được xem là đợt cao điểm kéo dài nhất từ đầu mùa hè đến nay. Chỉ số tia cực tím (UV) tại hầu hết các địa phương ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo, người dân hạn chế ra đường khi không có việc cần thiết. Nếu phải ra ngoài khi trời nắng nóng cần che kín bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức; nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục dưới trời nắng nóng. Uống đầy đủ nước khi trời nắng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Có thể uống nước pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, không uống nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

Người dân nên trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm... khi lao động, làm việc dưới trời nắng. Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò... Khi vừa đi nắng về không được tắm ngay, vì đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: Rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua...

Bình Giang

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục