Ngay sau khi bão số 4 đi qua, các cảng cá trong tỉnh Quảng Ngãi cũng dần nhộn nhịp trở lại khi ngư dân hối hả chuẩn bị nhu yếu phẩm, sẵn sàng đưa tàu thuyền vươn khơi khai thác hải sản.


Tàu thuyền neo đậu tại cảng Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi.

Tại cảng cá Tịnh Kỳ, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, hàng chục tàu cá công suất lớn được ngư dân tiếp nhiên liệu, lương thực, nổ máy vươn khơi.

Ngư dân Phan Văn Tuy, chủ tàu cá NA 99678 TS cho biết, tàu của anh có công suất 650 Cv, chủ yếu khai thác ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ngày 24/9, khi đang khai thác trên vùng biển Hoàng Sa, anh nhận được thông tin bão số 4 sắp vào biển Đông nên khẩn trương đưa tàu vào cảng cá Tịnh Kỳ bán cá, neo trú tránh bão. Bão đã qua, anh Tuy khẩn trương chuẩn bị nhu yếu phẩm để chiều 30/9 cho tàu xuất bến.

"Phiên biển vừa rồi tàu tôi mới ra khơi được 4 ngày, nhưng nghe báo bão nên phải quay về đây neo trú. Số cá, mực bán được chưa đủ bù chi phí. Chuyến này vươn khơi chỉ mong thu được nhiều hải sản để anh em bạn tàu có thu nhập”, anh Tuy cho biết.

Ngư dân Nguyễn Thanh Tân, trú xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng cũng hối hả nạp dầu, chuyển đá lạnh và lương thực lên tàu trong niềm phấn khởi sau gần 1 tuần tàu cá nằm bờ tránh bão. Các thuyền viên trên tàu khẩn trương kiểm tra, sửa lại tấm lưới, máy móc để sẵn sàng vươn khơi. Anh Tân cho rằng, theo kinh nghiệm của ngư dân thì sau bão, cá thường nhiều hơn so với bình thường nên các chủ tàu đều tranh thủ xuất bến sớm. Hơn nữa, theo dự báo thời tiết, từ giờ đến cuối năm sẽ có nhiều cơn bão xuất hiện trên biển Đông, nên sau chuyến này có khi tàu phải nằm bờ cả tháng vì biển động.

Theo thống kê của Ban quản lý cảng cá Tịnh Kỳ, từ 9 giờ ngày 29/9 (hết lệnh cấm biển) đến 9 giờ ngày 30/9, có 36 lượt tàu, thuyền rời cảng. Để đáp ứng nhu cầu vươn khơi của các chủ tàu, Ban quản lý cảng lên kế hoạch sắp xếp, bố trí thứ tự các tàu lấy hàng hợp lý, trong thời gian nhanh nhất có thể; đồng thời, yêu cầu bộ phận hậu cần cảng luôn sẵn sàng cung ứng kịp thời xăng dầu, đá, nhu yếu phẩm để các tàu sớm xuất bến.

Sinh sống dọc theo bờ biển, khi bão tan, người dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã đổ ra biển và cùng nhau hướng về phía khơi xa. Từng tốp người vui cười, tất bật chuẩn bị cho phiên biển mới.

Ngư dân Lê Văn Thạch, xã Bình Châu cho biết, sau khi lệnh cấm biển được dỡ bỏ, các ngư dân khẩn trương sửa chữa ngư lưới cụ, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước, đá tiếp tục ra khơi, bám biển.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, toàn xã có khoảng 480 tàu đánh bắt xa bờ, với khoảng 9.000 người sinh sống bằng nghề đi biển, chiếm 2/3 dân số địa phương. Số tàu cá và ngư dân khai thác ở hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa chiếm 80% trong số đó. Trung bình hàng năm, ngư dân xã Bình Châu cung cấp khoảng 16.000 - 20.000 tấn hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Phát triển kinh tế biển hàng năm đã đem lại thu nhập cho các gia đình và địa phương khá lớn. Vì vậy, ngư dân luôn có tinh thần quyết tâm bám biển rất cao. Do đó sau bão, không khí chuẩn bị ra khơi rất khẩn trương, rộn ràng với các công việc như đưa đá lên khoang, tiếp nhiên liệu cho chuyến vươn khơi dài ngày.

"Hiện nay, trời hửng nắng, không có gió nhưng chúng tôi vẫn khuyến cáo ngư dân phải cập nhật thông tin thời tiết liên tục, khai thác ở ngư trường không quá xa để đề phòng thời tiết xấu có thể trở lại”, ông Hùng nói.

Trong đợt bão số 4, tại các cảng neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh có 1.750 tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh về trú, tránh bão. Do đó, ngay sau khi lệnh cấm biển được dỡ bỏ, những đoàn tàu nối tiếp nhau ra khơi, đánh bắt tôm, cá với mong ước về một phiên biển đạt sản lượng, giá trị cao.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục