(HBĐT) - Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương yêu cầu, chấn chỉnh hoạt động khai thác đá của Công ty TNHH Phát Đạt thuộc khu Kim Bình, thị trấn Bo (Kim Bôi) gây bồi lấp dòng suối Cháo, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và đời sống người dân. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp diễn chưa được khắc phục triệt để.




Hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường của các đơn vị trên địa bàn xã Tân Vinh (Lương Sơn) còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động. 

Qua thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều doanh nghiệp khai thác đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường tại thôn Đồng Om, xã Cao Dương (Lương Sơn) còn có vi phạm, không tuân thủ quy định của pháp luật gây bức xúc cho Nhân dân địa phương. Trong đó, 6/42 hộ dân nằm trong khoảng cách nổ mìn từ 230 - 300 m của các mỏ đang hoạt động khai thác. Tuyến đường từ các mỏ đá ra đường Hồ Chí Minh bị hư hỏng, xuống cấp do quá trình xe vận chuyển đá đi lại. Hoạt động khai thác, chế biến của các mỏ đá phát sinh khói, bụi ảnh hưởng đến việc đi lại của Nhân dân dân và an toàn giao thông. Quá trình kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện 2 đơn vị chưa thực hiện thủ tục thuê đất; chưa được UBND tỉnh cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích thực hiện dự án, nhưng đã xây dựng một số hạng mục công trình và hoạt động khai thác mỏ; phát hiện 1 đơn vị khai thác ra ngoài ranh giới được cấp phép, khai thác lấn sang phần diện tích mỏ của đơn vị khác...

Bức xúc trước những tác động, ảnh hưởng đến đời sống, để buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật, người dân thôn Đồng Om đã nhiều lần dùng gậy gộc, cây cối, đất đá... để cản trở hoạt động khai thác, vận chuyển của các đơn vị. Theo đánh giá của Sở TN&MT, đây chỉ là một trong nhiều vi phạm phổ biến của các đơn vị khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh được ghi nhận trong thời gian qua. Thực tế việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường có nhiều nội dung, vấn đề, vi phạm cần được chấn chỉnh.


Nhiều vi phạm được phát hiện, chấn chỉnh

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 71 giấy phép khai thác đá làm VLXD thông thường còn hiệu lực, nhiều nhất là huyện Lương Sơn với 44 giấy phép, chiếm 61,97%. Tổng trữ lượng khoáng sản đá làm VLXD đã cấp theo giấy phép khai thác trên 327 triệu m3, tổng công suất thiết kế, khai thác trên 9 triệu m3/năm, tập trung nhiều nhất tại địa bàn huyện Lương Sơn trên  248 triệu m3, chiếm 75,88%, công suất khai thác trên 7 triệu m3/năm, chiếm 82,49%. Trong tổng số 71 giấy phép có 63 dự án đang hoạt động, 8 dự án đang xây dựng cơ bản mỏ, bóc đất phủ, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đất đai và xây dựng. Các dự án này trong những năm qua đã mang lại hiệu quả nhất định về phát triển KT-XH, ổn định nguồn cung đá xây dựng đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận; sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; đồng thời thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Tuy vậy, qua kết quả kiểm tra của tổ công tác liên ngành theo Quyết định số 223/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã chỉ ra nhiều sai phạm cần phải chấn chỉnh. Theo đó, về lĩnh vực thẩm định thiết kế, khai thác theo thiết kế được thẩm định và tuân thủ quy định về ranh giới khu vực khai thác có 43/63 đơn vị chưa tuân thủ đầy đủ nội dung theo hồ sơ thiết kế. Còn có vị trí thực hiện khai thác chưa phù hợp với thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt. 20/63 đơn vị chưa tuân thủ quy định về khu vực được phép khai thác.

Về lĩnh vực khoáng sản, có 2/63 đơn vị khai thác vượt công suất. 11/63 đơn vị chưa có biên bản bàn giao mốc ranh giới mỏ. 3/63 đơn vị trong quá trình khai thác làm mất một số mốc ranh giới mỏ. 63/63 đơn vị chưa lắp đặt trạm cân và camera giám sát tại khu vực vận chuyển đá nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác theo quy định tại Điều 42, Nghị định số 158/NĐ-CP của Chính phủ...

Về lĩnh vực đất đai, có 17/63 đơn vị chưa hoàn thiện thủ tục đất đai (chưa có hợp đồng thuê đất diện tích mỏ, chưa thuê đất phần mở rộng, chưa thuê đất khu vực phụ trợ, chưa ký lại hợp đồng thuê đất...). 2/63 đơn vị còn nợ tiền thuê đất.

Về lĩnh vực môi trường có 8/63 đơn vị chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. 2/63 đơn vị chưa có phương án cải tạo phục hồi môi trường của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 15/63 đơn vị nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. 2/63 đơn vị còn nợ tiền thuê đất. Tổng giá trị nợ ngân sách nhà nước của các đơn vị phát hiện qua kiểm tra trên 115.246 triệu đồng.

Về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), BHXH, có 24/63 đơn vị không tham gia đầy đủ BHXH bắt buộc cho người lao động. 10/63 đơn vị không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. 3/63 đơn vị không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng máy thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ...

Mặc dù các đơn vị chủ quản mỏ khai thác đá về cơ bản đã tiếp thu, khắc phục các thiếu sót. Tuy nhiên vẫn còn một số sai phạm chưa được khắc phục triệt để, như trong lĩnh vực lập, thẩm định thiết kế khai thác (thiết kế điều chỉnh) đến tháng 3/2023 mới có 11 đơn vị lập, trình thẩm định thiết kế mỏ theo yêu cầu; 3/8 đơn vị đã bị xử lý vi phạm hành chính vì chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; 14/15 đơn vị nộp tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, trong đó có 10/15 đơn vị đã nộp đủ số tiền theo quy định; 46 đơn vị đã nộp ngân sách Nhà nước theo yêu cầu.

Về lĩnh vực ATVSLĐ, BHXH, mặc dù cả 63 dự án đã cơ bản thực hiện xong các kiến nghị của tổ công tác liên ngành và có báo cáo giải trình khắc phục, nhưng việc khắc phục vẫn chưa triệt để, thời gian qua vẫn còn xảy ra một số vụ việc tai nạn lao động. Mới đây nhất là vụ tai nạn lao động làm 1 công nhân bị thương nặng, sau đó tử vong tại mỏ đá Thung Voi thuộc Công ty CP sản xuất VLXD Hòa Bình, địa chỉ tại thôn Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) xảy ra ngày 20/3/2023.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục