Thông tin hoạt động kinh doanh năm 2009 của ba mạng di động lớn nhất VN dần được hé lộ cho thấy họ đã trở thành những DN đơn lẻ thuộc hàng lớn nhất trong nền kinh tế. Tổng doanh thu của ba mạng cộng lại đạt gần 100.000 tỉ đồng, tổng lợi nhuận đạt hơn 20.000 tỉ đồng.

Khẳng định vị thế "đại gia"

Xét về doanh thu ít có DN đơn lẻ trong các lĩnh vực khác đạt được như ba mạng MobiFone, Viettel Mobile (nằm trong Viettel Telecom) và VinaPhone trong năm 2009: MobiFone đạt 31.000 tỉ đồng, Viettel Mobile hơn 40.000 tỉ đồng, VinaPhone hơn 20.500 tỉ đồng. Nhưng xét về lợi nhuận còn đáng gờm hơn.

Ngân hàng to nhất trong khối NHTM là Vietcombank (VCB), hết năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế hơn 4.000 tỉ đồng. So với MobiFone, khoản lợi nhuận của VCB chỉ là “em út”. MobiFone đã đóng góp đến 40% vào tổng doanh thu và hơn 50% vào tổng lợi nhuận 13.500 tỉ đồng của VNPT năm 2009 với 26 đơn vị thành viên. Viettel Mobile càng không kém cạnh, đóng góp gần 70% trong tổng doanh thu của tập đoàn và tất nhiên cũng góp phần lớn vào tổng lợi nhuận trên 10.000 tỉ đồng của Viettel.

Mức tăng trưởng doanh thu của ba nhà mạng này trong năm 2009 đã thực sự gây sốc: Viettel Mobile tăng 80%, MobiFone tăng 82%, VinaPhone tăng hơn 45%. Cả ba, đến năm 2009 đều đã trở thành DN tỉ đô ở mức doanh thu từ hơn 1 tỉ USD đến hơn 2 tỉ USD. Về lợi nhuận có lẽ chỉ kém cạnh ngành dầu khí, vì thế nghiễm nhiên đứng vào hàng “đại gia”.

Càng "đại gia" càng khó cổ phần hóa


Nảy sinh bất hợp lý trong khi ba mạng lớn thông báo về thị phần đạt được trong năm 2009. Cụ thể, Viettel cho biết đang chiếm 37,5% thị phần di động, VinaPhone cho biết đang chiếm 30%, vậy còn lại 32,5% chia cho MobiFone, S-Fone, EVN Telecom, Vietnamobile, Beeline. Tuy nhiên ai cũng biết, MobiFone trong vài năm qua luôn hơn hẳn VinaPhone về doanh thu và lượng thuê bao. Vậy, ba mạng lớn lấy hết 100% thị phần, đâu là của các mạng còn lại?

Tuy nhiên qua đó lại làm bật lên một “nghịch lý”: Thị trường di động gần như đã phân ba, nhưng sao vẫn cứ còn không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn nhảy vào, bất chấp trên thực tế có mạng đang lao đao, cắn răng chịu lỗ? Câu trả lời chính là những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc và tỉ suất lợi nhuận cao một khi làm ăn thành công.

“Nghịch lý” thứ hai là khi các mạng di động bước vào hàng đại gia của nền kinh tế thì càng khó cổ phần hoá (CPH). Chủ trương CPH MobiFone từ bốn năm qua, việc định giá tài sản DN này lên đến 2 tỉ USD hoàn tất từ năm 2008. Nhưng đến nay, tiến độ IPO vẫn ỳ ạch. Nguồn tin đáng tin cậy chia sẻ: Cái khó, sự ngăn trở CPH chính là ở chỗ DN này đang thành công và sinh lợi lớn, vì thế ai cũng muốn có phần, trong đó có những tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới xếp hàng chầu chực từ nhiều năm nay.

Tình hình CPH MobiFone vẫn đang “lình xình” thì đến thông tin Viettel gây “mất hứng” đối với nhà đầu tư. TGĐ Viettel-Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân cho biết: Không CPH Cty mẹ mà chỉ CPH Cty thành viên. Tất nhiên bắt đầu CPH từ những Cty thành viên nhỏ, chứ Cty thành viên sinh lợi cao nhất là Viettel Telecom-trong đó có mạng di động Viettel Mobile-thì còn mờ mịt... Tiềm năng tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Viettel trong những năm tới còn rất lớn vì có sự đóng góp của hai mạng di động do tập đoàn này đầu tư tại Lào và Campuchia, đã đi vào hoạt động và đóng góp 70 triệu USD doanh thu trong năm 2009.

Đánh giá về ba mạng di động, nhưng thế tương quan từ ngấm ngầm đến công khai cạnh tranh thì phân hai-Viettel và VNPT. Hết năm 2009, doanh thu Viettet chỉ còn kém VNPT 18.400 tỉ đồng và lợi nhuận kém khoảng 3.000 tỉ đồng. Viettel rướn lên mạnh mẽ từ tương quan doanh thu chỉ bằng 60% của VNPT năm 2008 (33.000 tỉ đồng so với 55.000 tỉ đồng), đã tăng lên 77% năm 2009 (60.200 tỉ đồng so với 78.600 tỉ đồng). Song với giới đầu tư chứng khoán, điều quan tâm duy nhất là bao giờ những đại gia di động  lên sàn? Niềm hứng khởi về điều này dường như ngày càng nguội đi...

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục