Theo thống kê sơ bộ của Chi cục BVTV, đến ngày 27/2/2013 toàn tỉnh đã có 257 ha lúa chiêm xuân bị nhiễm OBV.

Theo thống kê sơ bộ của Chi cục BVTV, đến ngày 27/2/2013 toàn tỉnh đã có 257 ha lúa chiêm xuân bị nhiễm OBV.

(HBĐT) - “Từ nay đến cuối tháng 3/2013 là cao điểm gây hại của ốc bươu vàng trên diện tích lúa mới cấy – đẻ nhánh, nhiều ruộng sẽ phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả ốc bươu vàng” – Đó là nội dung đã được Chi cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh trong Công văn số 47/BVTV-KT ngày 27/2/2013 về việc chủ động diệt trừ ốc bươu vàng (OBV) trên lúa vụ chiêm - xuân 2013.

 

Chi cục BVTV cho biết: Hiện nay, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, OBV đang có xu hướng tăng mạnh mật độ và diện phân bổ trên các trà lúa mới cấy. Mật độ phổ biến là 1-3 con/m2, nơi cao 10-12 con/m2. Tổng diện tích nhiễm đến ngày 27/2/2013 là 257 ha, trong đó có 13 ha bị nhiễm nặng. Đặc biệt, từ nay đến cuối tháng 3/2013 là cao điểm gây hại của OBV trên diện tích lúa mới cấy - đẻ nhánh, nhiều ruộng sẽ phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả OBV.

 

Đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản kết thúc gieo cấy lúa chiêm xuân theo đúng kế hoạch đề ra. Tổng diện tích lúa đã gieo toàn tỉnh khoảng 15.878 ha. Trong đó, lúa xuân trà sớm đang đẻ nhánh rộ, trà chính vụ bắt đầu đẻ nhánh, trà muộn đang hồi xanh. Qua kiểm tra đồng ruộng, các lực lượng chuyên ngành nhận thấy OBV hại đã xuất hiện và đang có xu hướng tăng trên lúa mới cấy. Mật độ phổ biến 1-3 con/m2, cao 10-12 con/m2 (Lạc Thủy, Lương Sơn), ốc non – trưởng thành. Ngoài ra, chúng còn tồn tại khá nhiều tại các mương dẫn nước, ao, hồ chứa nước, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, có nơi 30-50 con/m2 (Lương Sơn). Trước tình hình trên, Chi cục BVTV đã gửi công văn đến UBND các huyện, thành phố, phòng NN&PTNT và Trạm BVTV các huyện, thành phố về việc chủ động diệt trừ OBV, bảo vệ diện tích lúa chiêm xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển quan trọng.

 

Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV: Trước mắt, các địa phương cần khẩn trương thực hiện việc khoanh vùng, thống kê những diện tích nhiễm OBV, chú ý những nơi sử dụng nguồn nước từ các hồ, đầm chứa đã có sẵn OBV, vùng ổ cũ và những khu vực gieo sạ thẳng. Song song với đó, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi hộ gia đình, mỗi người dân trong việc không nuôi và diệt trừ ngay OBV. Chính quyền địa phương cần giao trách nhiệm cho các tập thể, cá nhân quản lý, sử dụng các ao hồ, đầm, kênh mương trong việc không nhận nuôi, mua bán OBV; khuyến cáo họ áp dụng các biện pháp diệt trừ OBV, ngăn chặn sự lây lan của OBV ra đồng ruộng.

 

Về các biện pháp diệt trừ tổng hợp OBV, Chi cục BVTV đề nghị chính quyền địa phương và lực lượng chuyên ngành tích cực hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp: thu bắt ốc, trứng ốc; Cắm cọc ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh nước để thu hút OBV đến đẻ trứng; Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn cản sự di chuyển của OBV đồng thời dễ dàng thu bắt; Sử dụng cây mạ non, những loại lá cây là thức ăn ưa thích của OBV (lá sắn, lá bắp cải, lá khoai lang, lá khoai sọ,…) làm chất dẫn dụ để thu bắt ốc; Thời kỳ lúa đẻ nhánh có thể thả vịt vào ruộng để bắt ốc con; Những ao, hồ, đầm có thể thả thêm cá chép, cá trắm đen (là những loại cá sử dụng ốc con làm thức ăn ưa thích… Đặc biệt, tại những nơi OBV sống tập trung, nếu chủ động nước có thể sử dụng một số loại thuốc trừ OBV như: Abuna 15G; Aladin 700WP; Cửu Châu 6GR, 15GR; Kioc 60WP; Pazol 700WP; Viniclo 70WP; Tob 1.25H, 1.88H; Bolis 6B, 10B; Deadline Bullets 4%; Yellow–K4 BR; Npiodan 800WP, Dioto 830 WDG... hay những thuốc có cùng hoạt chất, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Trên những chân ruộng đầu nguồn nước có nuôi thủy sản, không nên sử dụng những thuốc có tính độc cao với động vật thủy sinh. Không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có gốc Endosulfan (như: Thiodan, Thiodol, Thasodant,Tigiodan, Endosol, Cyclodan) hoặc Sulffat đồng (phèn xanh) để diệt ốc bươu vàng, vì  gây hại cho người, thủy sản và  làm ô nhiễm môi trường nước. Đối với những ruộng mới cấy hay ruộng lúa đang đẻ nhánh bị OBV gây hại gây mất khoảng, nên giữ mực nước xâm xấp để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của OBV, đồng thời cần dặm bổ sung ngay kết hợp với tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa. Trong quá trình triển khai các biện pháp diệt trừ OBV nói riêng và các đối tượng dịch hại trên cây lúa nói chung, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị thông tin kịp thời về Chi cục BVTV để phối hợp giải quyết./.

 

                                                                                 Thu Trang

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục