Nhiều hộ kinh doanh tự ý cơi nới kiốt, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn cháy nổ, PCCC.

Nhiều hộ kinh doanh tự ý cơi nới kiốt, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn cháy nổ, PCCC.

(HBĐT) - Với tổng diện tích mặt bằng trên 18.000 m2 bao gồm nhà chợ chính và các công trình phụ trợ, chợ Phương Lâm là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ khá sầm uất của thành phố Hòa Bình. Đến nay, chợ Phương Lâm có trên 300 hộ buôn bán, kinh doanh với các mặt hàng đa dạng, phong phú từ quần áo, giày dép, hàng nhựa, hàng điện tử, văn phòng phẩm đến vàng bạc, đá quý... Nhìn bề ngoài, chợ Phương Lâm khá khang trang, bề thế và hiện đại nhưng đi sâu vào tìm hiểu, công tác PCCC của trung tâm thương mại này còn nhiều vấn đề đáng lo ngại.

 

Theo thiết kế kỹ thuật, toàn bộ chợ Phương Lâm được trang bị 237 bình chữa cháy các loại. Xung quanh khu vực chợ có lắp đặt các trụ nước phục vụ công tác chữa cháy. Trong chợ được trang bị hệ thống báo cháy tự động, gồm cả báo nhiệt, báo khói cùng máy bơm nước và các dụng cụ khác để chữa cháy tại chỗ nếu có sự cố xảy ra. Toàn Chi nhánh Công ty CP đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 có 25 CB-CNV. Đây cũng là lực lượng PCCC bán chuyên trách đã được huấn luyện để sử dụng thành thạo các trang thiết bị và ứng phó, xử lý khi trong khu vực xảy ra cháy nổ. Hàng năm với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng Cảnh sát PCCC & cứu hộ, cứu nạn, Chi nhánh đều tổ chức diễn tập PCCC nhằm nâng cao khả năng chữa cháy tại chỗ và tinh thần cảnh giác, ý thức PCCC cho các hộ kinh doanh tại chợ. Hàng tháng, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & cứu hộ, cứu nạn đều kiểm tra và lập biên bản kiến nghị những vấn đề cần khắc phục liên quan đến PCCC. Theo đó, hàng năm, Chi nhánh đều có văn bản gửi đơn vị quản lý trực tiếp là Công ty CP Đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 kiến nghị bổ sung kinh phí để sửa chữa, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác PCCC. Trong thực tế, việc đầu tư các trang thiết bị PCCC ở chợ Phương Lâm cũng đã phát huy hiệu quả. Trong 2 năm 2012 - 2013 đã hai lần xe máy của khách vào chợ tự bốc cháy, nhờ có bình chữa cháy tại chỗ nên cả hại vụ đều được xử lý kịp thời, không để xảy ra hậu quả lớn.

 

Ông Vũ Duy Hài, Trưởng văn phòng đại diện Công ty CP đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 - Chi nhánh Hòa Bình cho biết: Năm 2006, Chi nhánh tiếp nhận và quản lý chợ Phương Lâm. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, hệ thống báo cháy tự động đã trục trặc. Không ít lần, trong khu vực chợ không xảy ra sự cố nhưng  hệ thống báo cháy tự động vẫn báo cháy khiến cán bộ, nhân viên Chi nhánh, các hộ kinh doanh tại chợ đều náo loạn. Bình chữa cháy trong khu vực chợ cùng biển báo, tiêu lệnh được trang bị đủ về số lượng nhưng chưa được cấp đổi, bổ sung, thay thế thường xuyên. Việc bố trí hàng hóa của các hộ kinh doanh chưa khoa học, hợp lý nên không ít trang thiết bị phục vụ PCCC bị che khuất hoặc khó tìm để sử dụng kịp thời ngay khi tổ chức diễn tập chứ chưa kể đến khi có sự cố xảy ra. Những năm mới đi vào hoạt động, Công ty còn cấp kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm nước phục vụ PCCC nhưng những năm gần đây, do khó khăn về kinh phí nên Chi nhánh phải tự bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, chúng tôi không yên tâm với hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác PCCC do đơn vị đang quản lý, vận hành.

 

Hầu như tháng nào Công ty CP đầu tư và xây dựng chợ BOT Vinaconex 3 - Chi nhánh Hòa Bình cũng bị cán bộ quản lý địa bàn thuộc phòng Cảnh sát PCCC & cứu hộ, cứu nạn lập biên bản và kiến nghị về công tác PCCC. Công tác quản lý, đảm bảo AN-TT trong khu vực đã được quan tâm nhưng không ít hộ kinh doanh đã tự ý cơi nới kiốt, bán hàng lấn chiếm lòng đường và khuôn viên hoạt động chung của chợ, ảnh hưởng đến việc đi lại, lưu thông của các phương tiện chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, mồng 1, ngày rằm hàng tháng các hộ kinh doanh thắp hương, đốt vàng mã ngay trong khu vực chợ. Mạng lưới dây điện trong khu vực chợ được lắp đặt, kéo nối khá tùy tiện. Hệ thống báo cháy hầu như tê liệt... Những hạn chế đó cần sớm được khắc phục, xử lý bởi đó là những nguy cơ rất cao có thể dẫn đến cháy, nổ, chúng ta không thể lường hết được hậu quả về tính mạng, tài sản nếu sự cố đáng tiếc xảy ra.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục