(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó, nâng mức xử phạt đối với hành vi phá rừng trái pháp luật.
Cụ thể, phá rừng trái pháp luật
được hiểu là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp
đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại
đến rừng với bất kỳ mục đích nào (trừ hành vi quy định tại Điều 13, Nghị định
số 35/2019/NĐ-CP) mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, mức xử phạt được quy
định cụ thể tại Điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, đơn cử như:
- Phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng
với một trong các trường hợp: Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2... (mức xử phạt hiện
hành là từ 300 nghìn - 5 triệu đồng).
- Phạt tiền từ 175 - 200 triệu
đồng đối với một trong các trường hợp: Cây trồng chưa thành rừng thuộc các loại
rừng có diện tích từ 27.000 - dưới 30.000 m2...
Như vậy, mức xử phạt đối với hành
vi phá rừng trái pháp luật có thể lên đến 200 triệu đồng (mức phạt tiền hiện
hành cao nhất là 50 triệu đồng).
Ngoài ra, còn có hình thức xử
phạt bổ sung là tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm. Đồng thời,
buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường... do hành vi vi phạm gây ra.
Nghị định số 35/2019/NĐ-CP có
hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2019.
Đ.H (TH)
(HBĐT) - Thông tư số 06/2023/TT-BYT của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập có hiệu lực từ ngày 27/4/2023.
(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 25/4/2023, Thông tư số 01/2023/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 9/3/2023 quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
(HBĐT) - Nghị định số 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức có hiệu lực từ ngày 10/4/2023.
(HBĐT) - Ngày 10/11/2022, Quốc hội thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (THDCƠCS). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 với những nội dung cơ bản sau:
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 174/UBND-NVK, ngày 15/2/2023 về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người (TPGN) trong thời gian tới.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 497 cơ sở giết mổ động vật đang hoạt động (1 cơ sở giết mổ tập trung, 496 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ), trong đó có 398 cơ sở giết mổ lợn, 19 cơ sở giết mổ gia cầm, 81 cơ sở giết mổ trâu, bò. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hầu hết còn giết mổ thủ công, xen lẫn với khu dân cư và vẫn còn tình trạng giết mổ tùy tiện gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ làm lây lan dịch bệnh và mất an toàn thực phẩm rất lớn.