(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có văn bản số 14 /UBND-TCTM về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Theo đó, trong thời gian qua, các ngành, cấp đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 20/10/2017 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em, kết quả bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Theo số liệu báo cáo năm 2019, toàn tỉnh có 18 trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, giảm 5 trẻ em so với năm 2018. Tình trạng trẻ bị xâm hại trẻ em tuy không nhiều, nhưng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một số biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Cụ thể như: Lồng ghép các chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em vào kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN, nhất là trong kế hoạch trung hạn và 5 năm tới tại địa phương; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm bảo đảm các quyền của trẻ em, để trẻ em được sống an toàn, lành mạnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục phát luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em đối với gia đình, người dân trong cộng đồng và trẻ em về chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của trẻ em. Năng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trẻ em; thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra toàn diện việc thực hiện quyền trẻ em của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục trẻ em trên địa bàn. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, có giải pháp đồng bộ quyết liệt. Quan tâm bố trí kinh phí cho công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em. Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tại thôn, xóm, tổ dân cư…


P.V (TH)

Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục