Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ cở giáo dục phổ thông.

Theo đó, quy định quy trình lựa chọn SGK như sau:
- Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn. 
Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục SGK được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục SGK được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2, Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT và tiêu chí lựa chọn SGK. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. SGK được lựa chọn phải được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn.
Trường hợp SGK không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận, phân tích các SGK với các tiêu chí lựa chọn SGK và bỏ phiếu lựa chọn lại.
Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì Hội đồng quyết định lựa chọn SGK có số phiếu đồng ý cao nhất trong danh mục SGK do tổ chuyên môn báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT.
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên tham dự.
- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục SGK đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
- Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định danh mục SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.

Đ.H (TH)

Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục