Nhà đón tiếp khu di tích Nhà máy in tiền - đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) vừa được khánh thành đi vào hoạt động. Ảnh: P.V

Nhà đón tiếp khu di tích Nhà máy in tiền - đồn điền Chi Nê, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) vừa được khánh thành đi vào hoạt động. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Những ngày tháng 5, dù đường 21 huyết mạch chính nối liền huyện Lạc Thủy với đường Hồ Chí Minh còn mấp mô, gập ghềnh, nhưng từ Thanh Nông, Thanh Hà, Phú Lão, Cố Nghĩa đến thị trấn trung tâm huyện và các xã giáp ranh với tỉnh bạn Ninh Bình đều tưng bừng rực rỡ cờ hoa, tất cả cùng hồ hởi hướng về ngày sinh của Bác.

 

Đặc biệt, nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đã tìm về khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền - đồn điền Chi Nê (Cố Nghĩa) với Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia vừa được khai trương cách đây tròn một năm. Nơi Bác Hồ kính yêu về thăm CB-CN Nhà máy in tiền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy.

 

Ngày 21-2-1947, trong chuyến về thăm, Bác đã động viên CB-CN Nhà máy in tiền: “Đây là Nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến, cứu quốc. CB-CN trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân”. Cũng trong chuyến đi này, Bác đã đi thăm đồng bào, trò chuyện với các cháu TN-NĐ xã Cố Nghĩa.

 

Niềm vinh dự tự hào đó được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy, đặc biệt là xã Cố Nghĩa phát huy bằng việc giữ vững truyền thống đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng xã thành điểm sáng về phát triển KT-XH, hệ thống chính trị TS-VM và là xã đi đầu trong CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể thiết thực. Với các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển kinh tế, củng cố QP-AN, Đảng bộ xã đã triển khai quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới các chi bộ, các tổ chức, đoàn thể, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Từ đó, Cố Nghĩa không chỉ  là vùng chè, vùng dứa cao sản của huyện Lạc Thủy, bà con nông dân Cố Nghĩa vẫn luôn xác định thâm canh lúa, ngô là cây trồng chủ lực. Cả xã hiện có 175 ha đất lúa 2 vụ, năng suất bình quân 56 tạ/ha. Diện tích cây ngô khoảng 105 ha, năng suất đạt từ 57 - 58 tạ/ha. Sản lượng cây có hạt của xã bình quân hàng năm 1.405 tấn. Kinh tế trang trại ở Cố Nghĩa cũng đang từng bước phát triển, hiện, toàn xã có 6 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản đem lại thu nhập cao, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương; trên 10 cơ sở dịch vụ, SX TTCN, trong đó, tập trung vào ngành nghề như chế biến gỗ, SX vật liệu xây dựng, cơ khí cùng hơn 120 hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Nhờ vậy, kinh tế của Cố Nghĩa hàng năm đều có bước tăng trưởng khá. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 49,2%; dịch vụ-thương mại chiếm 34,9%, TTCN chiếm 15,9%. Hiện, thu nhập bình quân đạt trên 14,6 triệu đồng/người/năm.

 

Cố Nghĩa đang từng ngày thay đổi. Dấu ấn và tình yêu thương, chăm lo của vị Cha già dân tộc là nguồn động viên, khích lệ để vùng đất nơi có Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính phủ với đồn điền Chi Nê và Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục vững vàng vươn lên trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

 

                                                                                         Đ.P

 

 

Các tin khác


"Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững"

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

Ngày 30/5, Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo".

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29/5, tại Ban Dân tộc tỉnh, đoàn giám sát do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh.

Đại hội Hội Luật gia tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/5, Hội Luật gia (HLG) tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLG Việt Nam; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 120 đại biểu đại diện cho hơn 800 hội viên toàn tỉnh.

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục