Là địa bàn hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Đà Bắc xác định văn hóa là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Đây cũng là định hướng đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ: Cấp ủy, chính quyền huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế, từ đó tạo thêm động lực xây dựng nông thôn mới.

Đảo ngọc Phú Quốc đón đoàn khách trên chuyến bay thuê bao từ Đông Âu

Ngày 24/10, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón chuyến bay thuê bao đầu tiên đến từ Cộng hòa Séc, mở đầu cho sự trở lại của thị trường khách Đông Âu những tháng cuối năm 2024, tạo đà tiếp tục phát triển du lịch trong năm 2025.

Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn

Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ. Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện.

Tìm hướng phục dựng, phát huy giá trị di sản Kinh đô Hoa Lư

Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm dưới 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý; có vị trí, vị thế đặc biệt trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc. Những năm qua, tỉnh Ninh Bình tập trung hành động, hướng tới phục dựng, phỏng dựng, bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc của Cố đô Hoa Lư, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa hướng tới xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Khu du lịch hồ Hoà Bình - điểm đến hấp dẫn

Hồ Hoà Bình có diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, dung tích 9,45 tỷ m3, trải dài trên 200 km từ Hoà Bình tới Sơn La. Con sông Đà hung dữ xưa kia nay trở thành hồ nhân tạo lớn, hiền hoà và là khu du lịch (KDL) hấp dẫn. Tương lai không xa, khi đáp ứng đủ 5/5 điều kiện KDL quốc gia, KDL hồ Hoà Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, 1 trong 12 KDL trọng tâm của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hoà Bình.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng vùng hồ huyện Đà Bắc

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, tại các xã nằm trong Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình của huyện Đà Bắc đang xây dựng và hình thành nhiều điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn. Một số điểm du lịch mới đi vào khai thác trong năm nay, thu hút khá đông du khách nội địa có mức chi tiêu cao và giới trẻ có nhu cầu khám phá.

Du lịch và thương hiệu nông sản - Bài 1: Sen hồng, dừa xanh thành sản phẩm kinh tế du lịch

Tăng sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch từ các sản vật nông nghiệp, các thương hiệu hàng hóa là hướng phát triển được các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng triển khai, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch vùng có thương hiệu quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch biển…

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

Đưa du lịch MICE Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới

Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành du lịch.

Du lịch miền Bắc tìm cách phục hồi sau bão lũ

Cơn bão số 3 gây thiệt hại lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có ngành du lịch. Đến nay, cơ bản các điểm du lịch ở phía Bắc đã đón khách trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn cân nhắc tổ chức các đoàn du lịch đến các tỉnh miền núi phía Bắc do yếu tố an toàn.

Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh

Ba xã vùng cao Quyết Chiến, Ngổ Luông, Vân Sơn, huyện Tân Lạc có độ cao từ 800 - 1.000m so với mực nước biển. Là khu vực có tỷ lệ che phủ rừng cao, hệ thống rừng tự nhiên với các loài động, thực vật phong phú, khí hậu mát mẻ, ôn hòa về mùa hè; nhiều danh lam thắng cảnh, hang động đẹp được xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Hiện nơi đây còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Đồng thời, có hàng hóa nông sản khá phong phú với đồi quýt cổ Nam Sơn, thung lũng rau su su Quyết Chiến, tỏi tía Bắc Sơn, rau củ quả trái vụ Quyết Chiến, thảo dược, rau rừng, chè tuyết, gà lợn giống bản địa Ngổ Luông, rượu Hượp Lũng Vân... tạo sức hút riêng đối với du khách.

Khảo sát lựa chọn xây dựng sản phẩm, tour du lịch mới, đặc trưng vùng hồ huyện Đà Bắc

Trong 2 ngày (27 - 28/9), Sở VH-TT&DL phối hợp với Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội tổ chức chương trình khảo sát lựa chọn xây dựng các sản phẩm, tour du lịch mới, đặc trưng vùng hồ tại huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn khảo sát có các chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, Câu lạc bộ Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp, công ty lữ hành và đơn vị kinh doanh du lịch trong nước, quốc tế, các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh.    

Cát Bà, Đồ Sơn sẵn sàng đón khách du lịch

Sự vào cuộc của chính quyền địa phương và nỗ lực của doanh nghiệp đã góp phần khôi phục cơ bản hoạt động du lịch tại Cát Bà, Đồ Sơn.

Khắc phục tính mùa vụ, phát triển du lịch khu vực Bắc Trung Bộ

Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của khu vực Bắc Trung Bộ phong phú, đa dạng nhưng hệ thống sản phẩm du lịch chưa độc đáo, đặc sắc và chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu... là thách thức lớn để địa phương phát triển du lịch quanh năm.

Hấp dẫn du lịch cộng đồng của đồng bào Thái Mai Châu

Được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, khí hậu trong lành cùng bản sắc văn hoá độc đáo, du lịch cộng đồng (DLCĐ) huyện Mai Châu là điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây có đông đồng bào Thái sinh sống với tỷ lệ chiếm trên 60% tổng dân số toàn huyện. Cộng đồng người Thái cũng có công đặt nền móng phát triển du lịch trên địa bàn.