Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Đây là điều kiện giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có được nguồn vốn để phát triển sản xuất, vượt lên khó khăn.

Xã Cun Pheo nỗ lực giảm nghèo bền vững

Cun Pheo là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và người dân đã phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Huyện Kim Bôi đa dạng hình thức truyền thông, thông tin về giảm nghèo

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kim Bôi ổn định, an sinh, phúc lợi xã hội được bảo đảm; đời sống của người dân được quan tâm. Đặc biệt, thực hiện công tác giảm nghèo, các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó thực hiện đa dạng hình thức truyền thông, thông tin (TT,TT) về giảm nghèo, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đào tạo nghề gắn với giảm nghèo bền vững

Bình quân hàng năm, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo cho trên 15.000 người, trong đó có khoảng 13.000 lao động nông thôn. Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Phụ nữ xã Vũ Bình nhân rộng các điển hình tạo việc làm, hỗ trợ việc làm bền vững

Không chỉ là đơn vị đi đầu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Lạc Sơn, xã Vũ Bình còn chủ động, tích cực giải quyết việc làm tại chỗ nhằm góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Điển hình trong đó là cán bộ, hội viên ở các chi hội thuộc Hội LHPN xã.

Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.

Xã Thượng Cốc: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao cuộc sống người dân

Xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn là địa bàn có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có 1 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần giúp người dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống.

Huyện Đà Bắc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Xã Mông Hóa giảm nghèo bền vững

Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông chạy qua, trong đó có 8 km quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình 2 km, 3 km tỉnh lộ 446 và tuyến đường liên kết vùng đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn khoảng 7 km. Đây là điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển KT-XH của địa phương.