Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế giới.
Là trung tâm văn hóa hàng đầu của cả nước với sự phát triển đa dạng, phong phú của các loại hình nghệ thuật biểu diễn, Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu:
Sen Đôn-ta (Sene Dolta) là lễ lớn nhất của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, tiêu biểu cho lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên, gắn kết con người với gia đình và nguồn cội; thể hiện nét đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào.
Ngày 2/10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng khu vực miền Bắc năm 2024 với chủ đề "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh”. Hai dự án của tỉnh Hòa Bình được ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi lựa chọn vào chung kết và trao giải khuyến khích được đánh giá là dự án sáng tạo, thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng...
Cùng với đồng bào Khmer Nam Bộ, khoảng 400 ngàn đồng bào Khmer Sóc Trăng đang chuẩn bị bước vào lễ Sene Dolta trong những niềm vui mới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Tối 29/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương, gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên khắp cả nước đã tham gia lễ khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2).
Tối 28/9, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.
Xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) có 1.635 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 82%, chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm gần đây, việc phát triển, nhân rộng các câu lạc bộ (CLB) văn hoá, văn nghệ truyền thống luôn được xã quan tâm. Qua đó không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi để giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
"Đến Lam Sơn mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là mùa thu được tận hưởng sự trong lành, thơ mộng của vùng đất non xanh nước biếc. Hơn cả là sẽ được sống dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc với hào khí Lam Sơn vang danh trang sử Việt được khắc họa qua Lễ hội Lam Kinh tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch”. Sau nhiều lần lỗi hẹn với lời mời về thăm quê hương của cô bạn thời sinh viên, mùa thu này chúng tôi đã có hành trình về nguồn thật ý nghĩa.
Sáng 27/9, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3) khai mạc trưng bày chuyên đề "Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh” phần 2.
Sáng 23/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi” năm 2024 với chủ đề "Hà Nội vươn mình bứt phá”.
Mong muốn bảo tồn và giới thiệu văn hóa dân tộc Mường đến gần hơn với công chúng cả nước, tháng 8 vừa qua, họa sĩ Vũ Đức Hiếu chính thức đưa gốm Mường về với Thủ đô trong không gian đậm đà bản sắc văn hóa tại địa chỉ số 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ (Hà Nội).
Nhiều năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH) nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Phong trào trở nên thiết thực, ý nghĩa hơn nhờ gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Tối 19/9, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.