(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các Ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trong tỉnh đã tăng cường công tác huy động và giải ngân nguồn vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.

 

Agribank - Chi nhánh Cao Phong đã giải ngân nguồn tín dụng tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. ảnh: Agribank Cao Phong tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay.

 

Đồng vốn của các NH, TCTD là một trong những nguồn lực đáng kể thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Ngay tại TP Hoà Bình, một số doanh nghiệp đang có sự đầu tư đúng hướng nhờ nguồn vốn vay. Trao đổi vấn đề này với ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Công ty CP 26/3 được biết, đối với Công ty 26/3 cũng như các doanh nghiệp khác, nguồn vốn từ các TCTD đã góp phần vào tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Các NH, TCTD trên địa bàn quan tâm thực hiện tốt các giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Việc tiếp cận và vay vốn của các tổ chức, cá nhân tại các TCTD khá thuận lợi, không có ách tắc.

 

Thống kê từ NHNN chi nhánh tỉnh cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD đến đầu tháng 8/2016 đạt trên 15.970 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 10.485 tỷ đồng, tăng 13,7%. Đáng chú ý, vốn huy động trên 12 tháng đạt 3.344 tỷ đồng, chiếm 31,8% nguồn vốn huy động.

 

 Lãi suất tiền gửi VND dưới 1 tháng được các NH, TCTD trên địa bàn áp dụng 1%/năm. Lãi suất từ 1- dưới 6 tháng tối đa 5,5 %/năm đối với các NH và 6%/năm đối với các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên đối với các NH dao động ở mức 6 - 7,6%/năm, đối với các QTDND 6- 9%/năm.

 

Nhờ tăng trưởng trong huy động vốn, các NH, TCTD trên địa bàn có sự tăng trưởng đáng kể cho vay phục vụ SX-KD và tiêu dùng. Thống kê đến cuối tháng 8/2016, tổng dư nợ toàn địa bàn của các NH, TCTD đạt 14.045 tỷ, tăng 8,7% so đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn trên 5.940 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,2%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 8.104 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,8%/tổng dư nợ. Đối với dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 9.000  tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,5%/tổng dư nợ.

 

Lãi suất cho vay cũng được các NH, TCTD cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng đúng kế hoạch đề ra. Theo đó, lãi suất cho vay áp dụng cho 5 lĩnh vực ưu tiên đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh 7%/năm đối với các NH và 8% đối với các QTDND. Lãi suất cho vay ngắn hạn kinh doanh thông thường của các NH từ 7 - 10%/năm, đối với các QTDND từ 9- 10,8%/năm.

 

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, từ đầu năm đến nay, nhìn chung, các NH, TCTD trên địa bàn đã thực hiện các giải pháp tích cực huy động nguồn vốn tại địa phương. Đồng thời, chủ động tìm kiếm khách hàng, đầu tư tín dụng, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn phát triển KT-XH tại địa phương, đặc biệt là đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Tín dụng trên địa bàn tính đến tháng 8/2016 tăng 11,5% so với cuối năm 2015 cho thấy, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn quan tâm thực hiện tốt các giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Trong thời gian tới, NHNN chi nhánh tỉnh chỉ đạo các NH, TCTD tiếp tục đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của các dự án, phương án SX-KD có hiệu quả. Tập trung vốn ưu tiên hỗ trợ cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phục vụ xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Đồng thời, chủ động và thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng. Từ đó thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa NH với doanh nghiệp, hộ kinh doanh góp phần vào tăng trưởng KT-XH của tỉnh.

 

                                                                          Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục