(HBĐT) - Trước năm 2010, huyện Tân Lạc gần như “trắng” về CN -TTCN. Theo thống kê đến thời điểm này, trên địa bàn có 30 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực CN - TTCN, bao gồm: 11 cơ sở mộc dân dụng, chế biến gỗ, 8 cơ sở sản xuất, khai thác đá, vật liệu xây dựng, 1 doanh nghiệp may mặc, 1 cơ sở chế biến tinh bột và 2 cơ sở dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc. Ngoài ra có khoảng 300 hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

 

  Ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện Tân Lạc phát triển chưa xứng tiềm năng. ảnh: Nghề dệt truyền thống xã Đông Lai tạo việc làm cho khoảng 60 lao động, thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng /tháng.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Đinh Duy Khải, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, về sản xuất công nghiệp, trên địa bàn có 1 xưởng may của Công ty Việt - Hàn, 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn. Trước năm 2014 có 1 cơ sở sản xuất đúc quặng nhưng sau một thời gian làm ăn không hiệu quả đã phá sản (Phú Sơn Hà). Về TTCN có HTX Suối Hai tại xã Thanh Hối ngoài dệt thổ cẩm còn mở rộng thêm nghề mộc và trồng nấm. Năm 2014, cụm công nghiệp Đông Lai - Thanh Hối hoàn thành với diện tích 28, 9 ha nhưng cho đến nay mới thu hút được 1 doanh nghiệp. Thực trạng phát triển CN - TTCN của huyện phụ thuộc vào nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan. Trên thực tế, vấn đề thu hút đầu tư vào địa bàn gặp nhiều khó khăn do điều kiện vị trí địa lý, hạ tầng. Thêm vào đó, môi trường đầu tư chưa thuận lợi, cơ chế thu hút chưa hấp dẫn.

 

Do vậy, thời gian qua, CN –TTCN của huyện vẫn duy trì tăng trưởng nhưng chậm chạp, không có sự bứt phá. Tổng giá trị 9 tháng năm 2016 đạt 327, 67 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch năm, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015. Các sản phẩm chủ yếu như đá xây dựng, gạch nung, chế biến tinh bột sắn và sản phẩm khác. Tìm giải pháp phát triển  CN -TTCN giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo, UBND huyện khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển CN - TTCN trên địa bàn. Mặt khác, đưa ra chương trình hành động cụ thể với mục tiêu tạo được sức hút đủ hấp dẫn để dành được sự đầu tư từ các nguồn xã hội hóa phát triển CN – TTCN và hạ tầng thương mại dịch vụ. Đẩy nhanh tiến độ tỷ lệ lấp đầy tại các cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Phát triển CN - TTCN mang tính bền vững, thân thiện với môi trường. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Nhóm giải pháp đang được huyện tập trung triển khai là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo bước chuyển về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân. Nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong ứng xử, phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành để hỗ trợ các nhà đầu tư chủ động nghiên cứu, đề xuất cải tiến các thủ tục đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính đi đôi với đổi mới tác phong làm việc, phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”. Triển khai công tác quản lý các cụm công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch đô thị gắn kết với quy hoạch nội bộ ngành dịch vụ. Minh bạch hóa thông tin bằng cách phổ biến các văn bản pháp quy, thông qua kết nối website của huyện với cổng giao tiếp điện tử của tỉnh để doanh nghiệp tiếp cận. Kêu gọi đầu tư phát triển làng nghề với du lịch. Đẩy mạnh phát triển CN – TTCN trong nông nghiệp, nông thôn thông qua phối hợp tổ chức các đợt thăm quan, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường trong nước. Phát triển nguồn nhân lực của huyện trở thành động lực nội sinh mạnh mẽ cho quá trình phát triển CN bằng việc cụ thể kế hoạch vốn cho công tác phổ cập bậc trung học, công tác đào tạo việc làm và chỉ đạo ngành hữu quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề mở các khóa đào tạo tập trung tại chỗ cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất do thu hồi xây dựng đô thị, xây dựng khu, cụm công nghiệp.

          

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục