(HBĐT) - Đã từ lâu đời, nông dân huyện Lạc Thủy bền bỉ nuôi giống gà bản địa. Cho đến năm 2012, giống gà quý hiếm này được Vi?n Chăn nuôi đưa vào đối tượng nguồn gen mới phát hiện. Các bước khảo nghiệm đã được tiến hành và đang làm thủ tục công nhận giống bổ sung vào danh sách các nguồn gen vật nuôi bản địa của Việt Nam.

 

 

Gia trại của ông Bùi Văn Thông ở thôn Đầm Vi, xã Phú Lão (Lạc Thủy) đang nuôi hàng trăm con gà giống gà bản địa. 

 

Theo đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ, gà bản địa (gà Lạc Thủy) là giống gà hướng thịt có những đặc điểm rất quý như tình trạng mọc lông sớm, màu lông hấp dẫn kể cả gà trống và gà mái, tiềm năng sinh trưởng và khả năng sinh sản tốt nếu được tổ chức chọn lọc kỹ theo hướng tạo dòng. Đây đồng thời là giống gà phục vụ sản xuất rất tốt theo hướng chăn thả hoặc hướng tạo dòng thuần có những tính trạng khác nhau để đưa vào giống gốc phục vụ nhu cầu chăn nuôi giống gà này cho các trang trại.

 

Trong 2 năm 2014 – 2015 với sự phối hợp giữa Trung tâm thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi (Viện chăn nuôi quốc gia), Sở KH & CN đã khảo nghiệm nuôi gà Lạc Thủy, lựa chọn 3 hộ nuôi gồm hộ bà Hà Thị Lý ở thôn Tân Lâm – xã Phú Thành, ông Nguyễn Văn Nghĩa ở thôn Phú Thắng – xã Phú Thành và ông Quách Trung Hiếu ở thôn Đồng Nhân – xã Đồng Tâm. Đàn giống được sản xuất từ gà bố mẹ Lạc Thủy nuôi bảo tồn tại chỗ với quy mô 270 con/hộ gia đình. Tại các hộ lựa chọn đảm bảo chăn nuôi an toàn, không bị đe dọa bởi dịch bệnh, ngăn chặn được sự tạp giao với các giống gà khác. Theo đánh giá về đặc điểm ngoại hình, gà Lạc Thủy khá giống với gà Mía, gà Hồ. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt rất rõ của gà Lạc Thủy là có tốc độ mọc lông nhanh, gà mái không có yếm ngực khi đạt trên 30 tuần tuổi, chiều cao thân thấp hơn gà Mía và chịu nuôi nhốt khá tốt so với các giống gà hướng thịt kể trên.

 

Các mô hình thực hiện chăn nuôi theo đúng quy trình hướng dẫn, sử dụng giải pháp kỹ thuật đến nay đã khảo nghiệm thành công. ông Quách Trung Hiếu ở thôn Đồng Nhân, xã Đồng Tâm, một trong những hộ tham gia nuôi khảo nghiệm cho hay, khối lượng gà trống khi xuất bán khoảng 1,9 – 2 kg, gà mái 1,5 – 1,6 kg trong khoảng thời gian nuôi 22 tuần tuổi, khả năng đẻ trứng 100 - 130 quả/ năm. Đặc biệt, khả năng kiếm ăn, đẻ trứng không thua kém gà Mía, gà Hồ, giống chuẩn. Tuy mình và lườn của giống gà chưa dày lắm nhưng cho lai qua nhiều đời vẫn giữ được gốc. Khả năng sinh trưởng của gà đạt đến 20 tuần tuổi, khả năng sinh sản đến 40 tuần tuổi.

 

Mới đây, các đơn vị đã tổ chức lấy mẫu ở 4 xã gồm 7 thôn với 50 hộ điều tra, bình quân số gà nuôi khoảng 480 con/hộ. Trong số gần 24.000 gà nuôi có tới 89,3% gà Lạc Thủy, chỉ có 10,7% gà khác (Lương Phượng, Mía lai, gà ta). Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT, số lượng gà Lạc Thủy đang nuôi nhiều ở các xã Phú Thành, An Bình, Đồng Tâm, An Lạc với hình thức nuôi tập trung, gia trại từ 500 – 1.000 con, tỷ lệ nuôi chiếm khoảng 60% số hộ chăn nuôi. Bà con còn tự sản xuất giống, tạo dựng vùng giống nhân dân. Đặc biệt, gà Lạc Thủy thương phẩm chắc thịt, thơm ngon, trọng lượng vừa tầm, khả năng chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, tận dụng tốt nguồn thức ăn, gà đẻ trứng cũng không thua kém các giống gà khác.

 

Có thị trường lớn, nhu cầu quanh năm, tiêu thụ chính tại địa bàn Hà Nội, sức mua lớn từ tháng 10 âm lịch trở đi và kéo dài đến sau Tết Nguyên đán từ 2 – 3 tháng, hộ chăn nuôi gà Lạc Thủy đang tiếp tục mở rộng quy mô đàn. Giá gà thương phẩm hiện tại dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, nông hộ thu lãi từ 40 triệu - 50 triệu đồng đến hàng trăm triệu mỗi năm. Bên cạnh đó, với việc bảo tồn nguồn gen gà Lạc Thủy đã giúp chuyển đổi nhanh giống vật nuôi phù hợp với môi trường, đảm bảo cho nền nông nghiệp bền vững, tạo cơ sở nền móng tiến tới xây dựng thương hiệu gà Lạc Thủy góp phần an sinh xã hội và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.

          

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục