(HBĐT) - Năm 2006, TP Hòa Bình mới chỉ có 2.870 cơ sở kinh doanh trong đó có 2.795 hộ kinh doanh cá thể, 75 doanh nghiệp kinh doanh với tổng số 4.805 lao động hoạt động trong lĩnh vực TM- DV; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt xấp xỉ 490 tỷ đồng. Sau 10 năm, tính riêng số doanh nghiệp kinh doanh đã tăng gần 5 lần với 355 doanh nghiệp, 4.566 lao động, hình thành 3 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng mọc lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu SX-KD của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 ước đạt 6.100 tỷ đồng. Đó là những con số biết nói, minh chứng sinh động bước tăng trưởng ngành TM- DV của thành phố.

 

Trung tâm Thương mại - dịch vụ bờ trái sông Đà tập trung nhiều doanh nghiệp đầu tư, tạo diện mạo hiện đại cho thành phố trẻ.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng Kinh tế TP Hòa Bình cho biết: “Những năm qua, thành phố đã triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh phát triển TM-DV là: vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển; tăng cường công tác phối hợp nhằm quản lý chặt thị trường. Năm 2006, thành phố được thành lập. Từ đó đến nay đều ghi nhận bước tăng trưởng khá của ngành TM-DV. Tuy nhiên đã có lúc tốc độ bán lẻ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trên địa bàn đứng trước nguy cơ sụt giảm. Cụ thể là vào năm 2009, nền kinh tế của tỉnh ít nhiều chịu ảnh hưởng từ suy thoái tài chính toàn cầu. Đây cũng là năm thể hiện rõ ràng nhất sự linh hoạt của lãnh đạo thành phố trong việc vận dụng cơ chế, chính sách thông qua triển khai các biện pháp điều hành kinh tế, tập trung thực hiện các giải pháp trong gói kích cầu của Chính phủ như: Thực hiện giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất vay vốn… Qua đó từng bước giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường bán lẻ, SX-KD, đưa tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng trưởng ổn định”.

 

Song song với nhiều giải pháp đồng bộ, TP Hòa Bình cũng đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để đưa ngành TM- DV phát triển. Ngoài hoạt động kinh doanh buôn bán tại 9 chợ trung tâm và hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, từ những năm 2008, 2009, thành phố đã quy hoạch khu Trung tâm TM - DV bờ trái sông Đà, tập trung nhiều doanh nghiệp đầu tư; hình thành các trung tâm thương mại như: Siêu thị Vì Hòa Bình, AP Plaza Anh Kỳ và mới đây là Hoàng Sơn Plaza giúp người dân được tiếp cận với dịch vụ chất lượng cao, sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú. Đặc biệt, nhiều năm qua, thành phố luôn chú trọng làm tốt công tác quản lý thị trường nhằm hạn chế tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại, giúp các doanh nghiệp có sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhờ vậy, hoạt động TM-DV của thành phố luôn đạt mức tăng trưởng khá. Riêng trong 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế đạt 504,7 tỷ đồng, tăng 25,41% so với cùng kỳ.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng kinh tế TP Hoà Bình cho biết thêm: Để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng ngành TM-DV chiếm 56,8% trong cơ cấu kinh tế, song song với các giải pháp hiệu quả đã áp dụng, thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, hạn chế các chợ tự phát không theo quy hoạch, từng bước thực hiện văn minh thương mại trên địa bàn.

           

 

 

                                                                 Hải Yến

 

Các tin khác


Điều chỉnh phụ tải, giảm áp lực cho lưới điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.

Hiệu quả từ mô hình hợp tác xã rau củ quả xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng - Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục