(HBĐT) - Đã hơn 6 tháng, người chăn nuôi lợn cả nước lao đao do giá lợn hơi giảm sâu, “đầu ra” gặp khó khăn. Tại tỉnh ta, hiện giá lợn xuất bán chỉ từ 18.000 - 22.000 đồng /kg, giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2016. Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi gia trại lợn có quy mô thua lỗ nặng, không còn tiếp tục đầu tư tái đàn.

 

  

Phương thức cho ăn thức ăn dân dã được hộ chăn nuôi xã Kim Tiến (Kim Bôi) tận dụng để tiết kiệm chi phí. 

 

Thua lỗ chủ yếu đối với các trang trại tập trung

 

Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 34 trang trại lợn với 38.450 con, mỗi năm cung cấp 322.500 lợn giống và 51.100 lợn thịt, lợn hậu bị. Các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp, bán công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi… Từ vấn đề thị trường nảy sinh, nhiều trang trại lợn sau tác động của đợt bán lợn thua lỗ hiện để trống chuồng trại không dám tái đầu tư. Một vài trang trại  tiếp tục duy trì hoạt động nhờ có hợp đồng chăn nuôi gia công với các tập đoàn chế biến, tiêu thụ lớn như CP, Jappa…  

 

 Riêng chăn nuôi quy mô nông hộ lại ít bị tác động về giá cả đợt này. Với phương thức nuôi chủ yếu cho ăn dân dã, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính, “đầu ra” sản phẩm lợn chăn nuôi trong dân tiếp tục ổn định. Theo thống kê, tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng 520.000 con, trong đó có 330.000 con giống lợn địa phương, lợn nuôi dân dã. 

 

Lý giải vì sao tình trạng thua lỗ chủ yếu xảy ra đối với doanh nghiệp, hộ tư nhân chăn nuôi quy mô trang trại trong khi chăn nuôi nông hộ ít bị tác động, đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Chăn nuôi trong nước đã và đang phát triển mạnh. Đặc biệt là mấy năm gần đây, dịch bệnh trong chăn nuôi cơ bản được không chế nên chăn nuôi trang trại quy mô lớn được đẩy mạnh, hình thành một số  vùng tập trung. Trong khi đó, tình hình xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi hạn chế, nhất là gần đây thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc bị ngừng trệ. Nguồn cung tăng, nhu cầu xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Hệ quả là đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh làm ăn thua lỗ, giá xuất bán lợn hơi bị kéo xuống thấp hơn so với giá thành đầu tư cho sản xuất.

 

Giá lợn hơi giảm sâu - giá thịt lợn có giảm nhưng nhỏ giọt

 

Đó là nghịch lý mà người tiêu dùng đặt dấu hỏi, bởi trong khi giá lợn hơi giảm mạnh, giá thịt lợn bán ở các chợ mặc dù có giảm nhưng không đáng kể. Hiện nay, sản phẩm thịt lợn cung ứng tại các chợ trên địa bàn nhập từ tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ lệ hơn 40%, một phần do nguồn cung trong tỉnh chưa đủ, một phần quy luật giao lưu thương mại hàng hóa. Việc kiểm soát nguồn thực phẩm nhập vào chỉ thực hiện được phần ngọn” nghĩa là đánh giá chất lượng đơn thuần ở góc độ cảm quan. Muốn kiểm soát chính xác phải kiểm nghiệm để biết được sản phẩm có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng, chất cấm.  

 

  Trao đổi về thực trạng đang tồn tại  đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cho rằng: Phân khúc thị trường có những nghịch lý. Giữa người sản xuất - dịch vụ, kinh doanh giết mổ, bán sản phẩm – người tiêu dùng, bao giờ người sản xuất và người tiêu dùng cũng là người chịu thiệt thòi. Người buôn bán, kinh doanh nếu có cũng rất ít chia sẻ với người sản xuất về giá bởi mục đích của họ là tạo lợi nhuận tối đa. Theo nguyên tắc thương mại chung, giá cả thị trường lên, xuống là do thị trường quyết định. Trong đó, Nhà nước chỉ hỗ trợ về phát triển chăn nuôi chứ chưa có nguồn lực để hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa.

 

Dự báo thời gian tới, chăn nuôi lợn trong nước giảm sẽ đồng thời giảm áp lực đối với thị trường tiêu thụ. Đây cũng là cơ hội thị trường tự đẩy giá lên theo quy luật cung – cầu. Đồng chí Phó Giám đốc Sở NN & PTNT khuyến cáo: Việc cần làm đối với các trang trại lợn hiện nay là khi chưa thấy tín hiệu khả quan của thị trường, không nên tái đàn hoặc có đầu tư nhưng giảm quy mô. Để ứng phó với những rủi ro về thị trường tiêu thụ, không những chăn nuôi trang trại, kể cả chăn nuôi nông hộ, gia trại cũng phải phát triển theo hướng liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản xuất để đảm bảo đầu ra liên tục, ổn định và bền vững. Với chăn nuôi trong dân, nên duy trì và phát triển chăn nuôi lợn bản địa, phương thức nuôi dân dã, tận dụng tối đa thức ăn sẵn có nhằm giảm giá thành, chi phí sản xuất. Mặt khác, thường xuyên cập nhật thông tin nhu cầu tiêu thụ, tình hình giá cả thị trường để có phương án chăn nuôi phù hợp.

 

Để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi của tỉnh, người chăn nuôi tập trung sản xuất theo hướng sạch, đảm bảo ATTP, công khai, minh bạch địa chỉ nguồn gốc giống, thức ăn chăn nuôi… Người tiêu dùng ưu tiên sử dụng các sản phẩm mang tính bản địa, quy trình an toàn, từ đó tăng nhu cầu tiêu thụ. Với sản phẩm thịt sản xuất, chế biến công nghiệp khi mua, người tiêu dùng cần nắm bắt đầy đủ thông tin thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ.

 

                                                                 Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục