(HBĐT) - Năm 2016, nguồn kinh phí cấp cho thực hiện Chương trình giảm nghèo của tỉnh chỉ đạt từ 30-33% so với năm 2015, riêng kinh phí theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng 78% định mức quy định… Song cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo thực hiện khá đồng bộ chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo và đạt được kết quả đáng kể.

 

Thực  hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), tỉnh đã đầu tư 232 công trình hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với tổng vốn đầu tư 105.120 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ các mô hình chuyển giao kỹ thuật, kinh phí thực hiện 29.970 triệu đồng; mở hàng chục lớp tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở... Đã có 13.078 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, doanh số cho vay 343 tỷ đồng, người nghèo được hỗ trợ vay vốn làm nhà ở, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng KT-XH khó khăn… góp phần thực hiện mục tiêu GNBV. Thông qua đó, toàn tỉnh đã có 6.847 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,38% xuống còn 20,94%, tương đương 44.112 hộ nghèo. Hộ cận nghèo còn 29.017 hộ, chiếm tỷ lệ 13,77% tổng số hộ dân.

 

 

Nhân dân xóm Bái Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi góp phần nâng thu nhập bình quân đạt 32 triệu đồng/người/năm, hiện xóm còn 3/32 hộ nghèo.

 

Mặc dù vậy, theo BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV tỉnh: Đến thời điểm hiện nay, việc có quá nhiều chính sách hỗ trợ liên quan đến lợi ích trực tiếp của hộ nghèo, thôn, xã và huyện nghèo, kể cả chế độ của người dân và cán bộ ở địa phương nghèo đã làm mất đi động lực phát phiển, tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo, kể cả địa phương nghèo. Năm 2017, tỉnh đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu cho Chương trình GNBV như: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả tỉnh khoảng 3% (hộ nghèo toàn tỉnh còn khoảng 17,98%); riêng các huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giảm bình quân từ 4% trở lên.

 

BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, tổ chức, chính quyền các cấp, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ triển khai đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, rà soát lồng ghép, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, giảm khoảng cách tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giữa các vùng, miền và các nhóm dân cư; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản y tế, giáo dục, điều kiện sống, thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội.

 

BCĐ Chương trình GNBV tỉnh yêu cầu: Cấp huyện, thành phố thành lập BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Cấp xã, phường, thị trấn thành lập Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên BCĐ, Ban quản lý, bố trí đủ và ổn định cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. Giao kế hoạch giảm nghèo cho từng xã, phường, thị trấn. Xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giảm nghèo tại địa phương, bố trí kinh phí hỗ trợ hộ cận nghèo mua thẻ BHYT (10% mệnh giá thẻ). Tập trung hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Chính quyền các cấp rà soát nắm chắc nguyên nhân nghèo của các hộ để có giải pháp hỗ trợ thoát nghèo bền vững. Theo dõi, quản lý chặt chẽ biến động của các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Đồng thời thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đối với hộ nghèo, cận nghèo, đảm bảo đúng đối tượng. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh để triển khai, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo; phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức, đoàn thể quản lý hiệu quả nguồn vốn vay sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu, vận động kế hoạch hóa gia đình; triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, ưu tiên người nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tiếp nhận người nghèo vào làm việc.

 

 

                                                                                          Lê Chung

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục