(HBĐT) - Quy hoạch sản xuất cam của tỉnh lớn nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu về tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thương lái nên thường bị ép giá, giá cả chưa ổn định. Công ty TNHH MTV Cao Phong với vai trò nòng cốt trong sản xuất cam vẫn chưa chủ động chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái nhiều khó khăn. Chuỗi giá trị trái cây còn nhiều khâu trung gian… Đây là những vấn đề đặt ra trong quản lý Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.


HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hà Phong (Cao Phong) tổ chức sản xuất cam theo quy trình VietGAP, thực hiện gắn tem truy xuất nguồn gốc để quản lý sản phẩm.

Trên địa bàn huyện hiện có hơn 2.800 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 1.900 ha cam, trên 900 ha quýt, bưởi. Diện tích thời kỳ kinh doanh trên 1.200 ha, còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết, sản lượng niên vụ 2017 -2018 đạt trên 33.000 tấn. Việc sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP những năm qua đã được triển khai đến hộ dân. Huyện hỗ trợ và cấp cho 315 hộ sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 423,36 ha. Trong đó, năm 2014 cấp được 46,97 ha cho 15 hộ, năm 2015 cấp được 59,5 ha cho 100 hộ, năm 2016 cấp được 141,89 ha cho 120 hộ, năm 2017 cấp được 164,6 ha cho 87 hộ. Các hộ sản xuất cam theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu ở các xã Bắc Phong, Dũng Phong, Thu Phong và thị trấn Cao Phong. Hiện có 2 tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Qua trao đổi với đồng chí Phạm Văn Thụy, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cao Phong được biết từ sau khi có Quyết định số 3947 ngày 5/11/2014 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam quả, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong nhằm quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGAP, ATTP, thuốc BVTV… cho việc sản xuất cam. Thực hiện Quyết định số 27 ngày 24/9/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, UBND huyện đã thành lập và ban hành quy chế hoạt động ban kiểm soát Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý sử dụng Chỉ dẫn địa lý được triển khai. Cụ thể huyện đã tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam quả được cấp giấy chứng nhận tuân thủ các quy định, tổ chức các hội nghị tuyên truyền tới nhân dân về mẫu bao bì, lô gô, tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý trên Đài TT - TH, Cổng thông tin điện tử, phát tờ rơi… Thông báo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh cam, người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng biết về thời vụ thu hoạch cam Cao Phong, nhận biết và lựa chọn các địa chỉ tin cậy để mua sản phẩm. Trên địa bàn có 4 Hội trồng cam được thành lập ở thị trấn Cao Phong, các xã: Thu Phong, Dũng Phong, Tân Phong và 27 HTX dịch vụ nông nghiệp. Các tổ chức này đã tham gia tích cực trong công tác sản xuất, kinh doanh, góp phần quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Trong số đó có một số doanh nghiệp đã đi đầu triển khai tem truy xuất nguồn gốc dán trên quả cam như công ty TNHH Hùng Phong, HTX Hà Phong, HTX Anh Tú, ông Bang - thị trấn Cao Phong. Niên vụ 2017 - 2018, các doanh nghiệp này đã sử dụng khoảng trên 20 vạn tem. Hội Nông dân huyện sử dụng khoảng 7.000 tem có mã vạch truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra có 315 hộ cá thể đã cấp chứng nhận VietGAP đều được sử dụng mã vạch riêng để quản lý và truy xuất nguồn gốc. Các lễ hội và hội chợ cam tổ chức hàng năm đã góp phần quảng bá sản phẩm đến du khách thập phương. Cam Cao Phong đã được cấp chứng thư "Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2016”, chứng nhận là sản phẩm đạt 10 thương hiệu được yêu thích trên thị trường, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm.

Niên vụ 2016 - 2017, qua kiểm soát đã phát hiện, xử lý nghiêm 1 trường hợp hộ sản xuất nhái bao bì Công ty TNHH MTV Cao Phong, tịch thu 1.928 chiếc bao bì nhái. Niên vụ 2017 - 2018, qua kiểm tra của lực lượng chức năng không phát hiện vụ việc nào. Giá cam Cao Phong trên thị trường bình ổn, không phát hiện vụ việc trà trộn các loại cam khác với cam Cao Phong.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để kiểm soát, quản lý tốt hơn Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, huyện đang tập trung thực hiện các giải pháp, trong đó dành quan tâm hàng đầu về tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm cam quả sử dụng mẫu bao bì chung của huyện. Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam đăng ký giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cao quả theo đúng quy định. Việc tổ chức các hoạt động lễ hội, hội chợ, xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết xây dựng, hình thành các trung tâm bán buôn, bán lẻ tại các chợ đầu mối, các tỉnh bạn để đẩy mạnh tiêu thụ cam Cao Phong cũng được tăng cường. Huyện tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất để xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Duy trì sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng các loại cam lưu thông trên thị trường và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đẩy mạnh hình thành các liên kết vùng trong sản xuất, rải vụ thu hoạch và tiêu thụ.

Bùi Minh

 


Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục