(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) luôn quan tâm đến việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) trong tỉnh. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy NNNT trên địa bàn phát triển mạnh mẽ. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc Agribank Hòa Bình về vấn đề này.

P.V: Xin đồng chí cho biết sự đồng hành của Agribank Hòa Bình đối với phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh thời gian qua? 

Đồng chí Ngô Quang Lợi: Trong những năm qua, Agribank Hòa Bình luôn bám sát mục tiêu phát triển của địa phương, tập trung thực hiện các giải pháp cho vay; chủ động phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể chính trị ở các địa phương đẩy mạnh cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp. 

Thực hiện chủ trương, chính sách về cho vay tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo tinh thần Nghị định số 55 của Chính phủ, Agribank Hòa Bình đã áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với nhiều khách hàng vay vốn. Theo đó, lãi suất cho vay phục vụ NNNT luôn thấp hơn các lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với nông dân, giúp họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Một phần nhờ nguồn vốn từ Agribank Hòa Bình đã giúp các chỉ tiêu KT-XH của tỉnh về cơ bản đạt kế hoạch, tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Sản xuất nông, lâm nghiệp hiệu quả. Đặc biệt tái cơ cấu lĩnh vực NNNT, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cây ăn quả cho năng suất cao... 

P.V: Kết quả tín dụng của Agribank Hòa Bình đối với lĩnh vực phát triển NNNT như thế nào, thưa đồng chí? 

Đồng chí Ngô Quang Lợi: Agribank Hòa Bình là ngân hàng chủ lực trong đầu tư nguồn vốn, thúc đẩy sự nghiệp NNNT trên địa bàn. Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, tổng nguồn vốn hoạt động của Agriabank Hòa Bình đạt 6.151 tỷ đồng, tăng 11,1%. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng đạt 9.636 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm trước. 

Trong đó, cho vay gia đình và cá nhân đạt 7.168 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 74,3% trong tổng dư nợ, tăng 16,5% so với đầu năm với 63.699 khách hàng, chiếm 99,3% tổng số khách hàng vay tiền, tăng 3,1% so với đầu năm. Cho vay doanh nghiệp đạt 2.468 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,6% trong tổng dư nợ, giảm 5,1% so với đầu năm với 460 khách hàng, chiếm 0,7% tổng số khách hàng vay tiền.

Riêng thống kê dư nợ cho vay NNNT của Agribank Hòa Bình đã đạt con số 8.096 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84% tổng dư nợ tính đến cuối năm 2018.

P.V: Xin đồng chí cho biết những mục tiêu năm 2019 của Agrribank Hòa Bình?

Đồng chí Ngô Quang Lợi: Agribank Hòa Bình xác định luôn đồng hành và hỗ trợ phát triển NNNT trong tỉnh. Vì vậy, năm 2019, Agribank Hòa Bình phấn đấu dư nợ cho vay tăng trưởng tối thiểu 12% so với năm 2018. 
Trong đó, tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn tối đa 49% tổng dư nợ; tỷ trọng dư nợ cho vay NNNT đề ra đạt tối thiểu 94% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, cùng với kế hoạch tăng trưởng tín dụng, Agribank Hòa Bình phấn đấu nợ xấu nội bảng tối đa 1,17% tổng dư nợ.

Tính đến tháng 3/2019, các kế hoạch về tăng trưởng tín dụng phục vụ phát triển NNNT vẫn đang đạt mức theo kế hoạch, lộ trình đã đề ra.

P.V: Đâu là những giải pháp trọng tâm đảm bảo cụ thể hóa các kế hoạch đã đề ra nhằm ưu tiên phát triển NNNT thưa đồng chí?

Đồng chí Ngô Quang Lợi: Có thể nói, việc đầu tư vốn cho NNNT, nông dân của Agribank Hòa Bình đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề "tam nông” của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho từng gia đình, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

 Để hoàn thành các kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm 2019, Agribank Hòa Bình đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể và triển khai đồng bộ tới các Chi nhánh. Về cơ bản, riêng đối với lĩnh vực tín dụng phát triển NNNT, Agribank Hòa Bình tích cực huy động tối đa mọi nguồn vốn theo hướng tạo lập cơ cấu nguồn vốn ổn định, vững chắc và hiệu quả; tiếp tục ưu tiên mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho vay NNNT.

Chú trọng phát triển tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị thu nhập trên từng diện tích đất canh tác; tập trung đầu tư cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện cơ chế miễn, giảm lãi, chia sẻ khó khăn với khách hàng theo quy định của Agribank.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí! 

                                                                        Hồng Trung (thực hiện)


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục