(HBĐT) - Ngày 4/9, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển tổ chức Hội thảo hướng dẫn sử dụng thông tin đảm bảo truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản ứng dụng mã hình Qr-code. Tham dự có đại diện Sở NN&PTNT, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, các sở sở sản xuất, kinh doanh tham gia hệ thống Qr-code.



Quang cảnh hội thảo.
Hiện nay, một số địa phương, cơ sở trong nước đã thực hiện việc dán tem mã Qr-code. Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản, người tiêu dùng cần có sự minh bạch hơn về quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói, chế biến, vận chuyển đến bày bán sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có nguy cơ cao về ô nhiễm thực phẩm như rau, thịt, thủy sản... nhằm nhận biết sản phẩm an toàn một cách đầy đủ. Việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử có lợi ích thiết thực với doanh nghiệp là thể hiện sự minh bạch trong khâu sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng kiểm tra được nguồn gốc sản phẩm, chất lượng, ATTP đối với sản phẩm nhanh gọn và hiệu quả.   

Hội thảo đã giới thiệu cấu trúc hệ thống truy xuất nguồn gốc, xác thực chống giả và kết nối cung cầu tỉnh, các chức năng, ứng dụng và lợi ích cho các bên tham gia. Thực hành, thảo luận và giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung. Qua đó, học viên nắm rõ quy trình xác thực chống hàng giả, thu thập thông tin và các bước đăng nhập hệ thống, sơ đồ hệ thống thông tin điện tử của tỉnh, tài khoản và cách quản trị tài khoản cấp sở, huyện, thành phố, phường, xã, thị trấn, doanh nghiệp, cửa hàng.

Trong chương trình hội thảo, đại diện 2 đơn vị phối hợp đã bàn giao tài khoản quản trị cho các cơ sở sản xuất đủ điều kiện tham gia hệ thống.

                                                                                     BM


Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục