(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh mới có 2 xã đạt tiêu chí về môi trường. Xuất phát điểm về tiêu chí môi trường tại các xã thấp do nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân về việc đảm bảo vệ sinh môi trường chưa cao; thậm chí ở nhiều xã, người dân thiếu ý thức đã vô hình chung "tiếp tay" cho ô nhiễm môi trường khi xả rác thải bừa bãi. Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư.




Hội viên chi hội phụ nữ xóm Khang Đình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) dọn dẹp vệ sinh môi trường đoạn đường tự quản.

Theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020, xã đạt tiêu chí số 17 môi trường và an toàn thực phẩm có 8 nội dung thành phần. Hàng năm, công tác tuyên truyền, vận động thực hiện tiêu chí môi trường đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở SX-KD trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Đến nay, 11/11 huyện, thành phố đã có HTX, Công ty vệ sinh môi trường thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, phong trào "nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu tại các xã, thôn, xóm được triển khai ngày càng tích cực, hiệu quả. Nhiều địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường, các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường. 

Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 1.053 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường và xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó, nâng cấp, sửa chữa, xây mới 83 công trình bãi thu gom xử lý rác thải với kinh phí 812,17 tỷ đồng; nâng cấp, sửa chữa và xây mới 152 công trình cấp nước sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân với tổng kinh phí 223,07 tỷ đồng. Qua đánh giá, đến hết năm 2019, dự kiến có 98/191 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.

          Đồng chí Nguyễn Trần Anh, Phó Giám đốc Sở TN&MT đánh giá: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ của các cấp, ngành và sự tham gia nhiệt tình, tích cực của người dân. Do đó, cần có sự thực hiện đồng bộ, có chế tài xử lý vi phạm để mọi người dân thực hiện nghiêm túc. Thời gian tới, các huyện, thành phố cần bố trí một phần kinh phí sự nghiệp môi trường để hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ các bãi trung chuyển của xã về bãi rác của huyện để xử lý, phối hợp với UBND các xã rà soát các cơ sở SX-KD và dịch vụ, các trang trại chăn nuôi phát sinh mới không có thủ tục về môi trường để kịp thời xử lý theo quy định.

Đ.T

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục