(HBĐT) - Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II được Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2019. Mục tiêu chủ yếu của chương trình nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại, các hộ gia đình, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc phát triển rừng, trang trại bền vững, giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu.



Cán bộ Hội Nông dân tỉnh khảo sát, đánh giá hiệu quả của hộ nuôi ong tham gia Chương trình FFF giai đoạn II tại xã Tử Nê (Tân Lạc).

Hội Nông dân tỉnh đã khảo sát, lựa chọn thực hiện Chương trình FFF giai đoạn II tại xã An Bình (Lạc Thủy) và 2 xã Đông Lai, Tử Nê (Tân Lạc). Ban Quản lý dự án HND tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, HND các huyện, xã thành lập các nhóm nòng cốt cộng đồng ở cấp xã. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cho thành viên nhóm nòng cốt, các tổ hợp tác, HTX, nông dân làm rừng và trang trại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được lợi ích làm việc theo nhóm, để tổ chức sản xuất rừng, trang trại gắn với bảo vệ môi trường; giúp phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị từ rừng và cảnh quan rừng, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững...

Tổ hợp tác trồng rừng và nuôi ong Mường Cú, xóm Cú, xã Tử Nê (Tân Lạc) được đánh giá là một trong những mô hình liên kết sản xuất hiệu quả của nông dân. Hiện, tổ hợp tác có 20 hộ nông dân tham gia, với tổng số 600 đàn ong mật. Thông qua Chương trình FFF, các thành viên được tập huấn kỹ thuật nuôi ong, nâng cao năng lực về kỹ năng kinh doanh và tham gia vận động chính sách; tạo diễn đàn liên ngành… Tổ hợp tác sản xuất ra 4.800 lít mật ong mỗi năm, tổng doanh thu đạt 865 triệu đồng, lợi nhuận đạt 445 triệu đồng, bình quân mỗi thành viên thu nhập trên 22 triệu đồng/năm. Sản phẩm mật ong của tổ hợp tác trồng rừng và nuôi ong Mường Cú cũng được chọn là một trong các sản phẩm trong Chương trình OCOP của địa phương.

Đến nay, sau 1 năm triển khai, Chương trình FFF giai đoạn II đã mang lại những kết quả bước đầu, góp phần tạo đà cho các nhóm cộng đồng, hộ nông dân tiếp tục phát triển sản xuất dưới tán rừng. Có 3 HTX được thành lập và đang hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, gồm: HTX Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng, HTX An Sinh, xã An Bình (Lạc Thủy), HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp Tân Đông, xã Đông Lai (Tân Lạc). Chương trình cũng hỗ trợ thành lập 2 tổ hợp tác nuôi ong, trồng cây có múi tại xã Tử Nê, mô hình trồng bưởi hữu cơ xã Đông Lai (Tân Lạc), mô hình chăn nuôi gà xã An Bình (Lạc Thủy). Hiện, các sản phẩm của thành viên các tổ hợp tác, HTX đã được kết nối với nhiều thị trường tiêu thụ, giá bán ổn định. Hàng chục lao động địa phương có việc làm với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Sau 1 năm thực hiện, chương trình đã cho thấy nhiều tín hiệu khả quan, mở ra hướng phát triển sản xuất bền vững cho các nhóm cộng đồng, hộ nông dân trồng rừng địa phương. Thời gian tới, Hội sẽ lồng ghép các hoạt động nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân cũng như các tổ hợp tác, HTX chủ động trong lập kế hoạch, nâng cao năng lực sản xuất; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để nâng tầm các sản phẩm thành chuỗi giá trị bền vững, nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của HTX, tổ hợp tác trong cộng đồng; khai thác, phát huy tối ưu lợi thế của địa phương để cải thiện sinh kế cho người dân.


Thu Hằng


Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục