(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 27/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh phòng, chống dịch Covid-19. Nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ tới người dân, cấp ủy, chính quyền huyện chủ động thực hiện nhiều giải pháp, kiên quyết không để bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ đời sống Nhân dân, đặc biệt trong 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội.


Tại các chợ dân sinh, các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, rau xanh dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân. Ảnh chụp tại chợ trung tâm thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Sáng 27/7, đoàn kiểm tra liên ngành 389/ĐP huyện đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường. Qua kiểm tra thực tế tại các chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng hóa cho thấy: Tình hình thị trường tại huyện sôi động hơn so với vài ngày trước do nhu cầu mua một số mặt hàng lương thực, thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, mì tôm, dầu ăn tăng mạnh. Tuy nhiên, trước đó, huyện đã xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, có kế hoạch cung ứng hàng hóa theo các cấp độ. UBND huyện tổ chức làm việc với UBND các xã, thị trấn, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh, HTX nông nghiệp xác định nhu cầu về nguồn cung hàng hóa; định hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp. Vì vậy, hàng hóa thiết yếu được các cơ sở sản xuất, kinh doanh tập kết theo đúng kế hoạch để phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Qua kiểm tra thực tế, giá cả các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, cá, gà… ổn định. Các mặt hàng rau, củ, quả tăng nhẹ do nguồn nhập chủ yếu từ các huyện của Hà Nội vào; giá một số mặt hàng như: Mướp khoảng 15.000 đồng/kg, khoai tây 20.000 đồng/kg…

Nghiêm túc thực hiện chỉ thị về giãn cách xã hội, theo ghi nhận của phóng viên, từ 18h ngày 27/7, tất cả các chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn huyện tuân thủ quy định về giãn cách xã hội. Tại chợ trung tâm huyện (thị trấn Lương Sơn), chợ Quán Trắng (xã Liên Sơn), chợ Bến (xã Thanh Cao), chợ Đồi Sim (xã Thanh Sơn), chợ Sổ (xã Cao Dương) thành lập chốt kiểm dịch để kiểm soát người vào chợ. Ban quản lý chợ phân luồng vào chợ một lối, ra một lối, giữ đúng khoảng cách, khai báo y tế và đo nhiệt độ trước khi vào chợ. Các cửa hàng không thiết yếu tại chợ đều đóng cửa. Phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu được cấp giấy chứng nhận "luồng xanh” để đảm bảo giao thông thông suốt. Vì vậy, các mặt hàng hóa thiết yếu luôn đảm bảo cung cấp cho người dân.

 Là vùng động lực của tỉnh, ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp của huyện phát triển. Trên địa bàn huyện có 18 HTX, doanh nghiệp chuyên cung ứng các mặt hàng thiết yếu và 350 cửa hàng bán lẻ. Nguồn hàng tại hệ thống phân phối, bán lẻ luôn đảm bảo. Đối với mặt hàng nông sản, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân thu hoạch, đảm bảo thời vụ, quá trình sản xuất đeo khẩu trang, đảm bảo cự ly tối thiểu 2 m với những người tham gia sản xuất. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện là đầu mối khảo sát, đánh giá nguồn cung sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch, phương án thu mua cho người dân. Chỉ đạo cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện cung cấp hàng hóa đảm bảo cho người dân. Từ nội lực của huyện có thể cung cấp 1,5 tấn rau xanh/ngày. Đối với mặt hàng thịt lợn, gia cầm không lo thiếu do nguồn cung của huyện sẵn có với số lượng trang trại, HTX, THT, hộ dân chăn nuôi số lượng lớn. Hiện, tổng đàn lợn toàn huyện khoảng trên 50 nghìn con; gia cầm trên 1 triệu con...

Song song với việc đảm bảo nguồn cung, lưu thông hàng hóa thiết yếu, ngày 31/7, UBND huyện Lương Sơn ra Văn bản số 1413/UBND-KTHT về việc hướng dẫn lịch đi chợ mua hàng hóa thiết yếu tại 5 chợ trên địa bàn huyện. Theo đó, các xã, thị trấn tự quy định phân chia ngày, giờ vào chợ cho tiểu khu, thôn, xóm theo lịch quy định và in rõ trên thẻ vào chợ, đảm bảo cứ 3 ngày đi chợ 1 lần; luân phiên giữa các hộ. Thẻ vào chợ được in theo mẫu. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền qua loa phát thanh của thôn, xóm để các tổ chức, cá nhân và Nhân dân thực hiện nghiêm thông điệp "5K" trong mua bán, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định của pháp luật, không được lợi dụng bối cảnh dịch Covid-19 để tăng giá bất hợp pháp, ảnh hưởng tới đời sống Nhân dân.

 Đến thời điểm hiện tại, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cung cấp đầy đủ tới người dân, giá bán ổn định. Cơ quan chức năng chưa phát hiện tình trạng găm hàng, tăng giá. Chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng hóa thiết yếu hoạt động bình thường, đúng quy định giãn cách xã hội. Đồng thời, luôn chủ động nguồn hàng dồi dào với giá ổn định phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Cấp ủy, chính quyền huyện nỗ lực vừa chống dịch, vừa đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa phục vụ Nhân dân. Do đó, người dân không nên lo lắng dẫn đến việc tích trữ lương thực, thực phẩm, gây bất ổn thị trường.


Thu Thủy


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục