(HBĐT) - Hạ tầng thương mại huyện Tân Lạc được đầu tư xây dựng theo hướng kết hợp giữa chợ truyền thống và điểm kinh doanh chuyên nghiệp, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi với các mô hình hoạt động, phương thức thanh toán tiện ích. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi thói quen tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.


Nhân viên siêu thị Phương Linh mart, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. 

Đồng chí Nguyễn Đức Nam, Phó trưởng Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Tân Lạc cho biết: Những năm gần đây, các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện được đầu tư xây dựng, cải tạo đã góp phần thúc đẩy việc giao thương, trao đổi hàng hóa với các huyện lân cận... Phát huy lợi thế, huyện đã, đang tập trung huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng thương mại; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, thủ tục hành chính để doanh nghiệp đầu tư tham gia các hoạt động kinh doanh; khuyến khích hộ có nhà mặt đường quốc lộ 6, quốc lộ 12B buôn bán, kinh doanh. Bên cạnh đó, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá… Nhờ vậy, ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân. 

Hiện, trên địa bàn huyện có 310 hộ kinh doanh cá thể, 2 siêu thị mini và 8 cửa hàng tiện lợi, kinh doanh hàng tạp hóa, thực phẩm, sửa chữa xe máy, đồ điện dân dụng… Các cơ sở kinh doanh bắt đầu sử dụng phương thức thanh toán điện tử, bán hàng trực tuyến. Hoạt động TMDV góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Doanh thu trung bình của 1 hộ kinh doanh cá thể đạt khoảng 100 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân người lao động trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đạt từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh đồ điện tử… không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân mà còn làm cho diện mạo khu vực đô thị, nông thôn huyện thêm sầm uất và đẹp hơn. 

Chị Chu Thị Lưu, chủ siêu thị mini Phương Linh Mart, thị trấn Mãn Đức chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi kinh doanh cửa hàng tạp hóa với quy mô nhỏ, sau khi nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu mua sắm của Nhân dân thị trấn và các xã lân cận ngày càng cao, năm 2020, gia đình quyết định mở rộng quy mô lên thành siêu thị. Hàng hóa được bày bán tại siêu thị đa dạng, chủ yếu là hàng Việt Nam với nhãn mác đầy đủ; bày biện khoa học thuận tiện cho người tiêu dùng khi mua sắm. Từ khi khai trương siêu thị đến nay, tôi nhận thấy đối tượng khách hàng rộng hơn, phục vụ được nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau. Doanh thu   trung bình 1 tháng của siêu thị đạt từ 600 triệu - 1 tỷ đồng. Siêu thị tạo việc làm cho 10 nhân viên, thu nhập 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. 

Cùng với sự phát triển của hệ thống thương mại hiện đại, tiện ích, hệ thống chợ truyền thống cũng được đầu tư, xây dựng và phát triển, thúc đẩy hoạt động bán lẻ, tiêu dùng của người dân. Toàn huyện có 11 chợ, họp theo phiên vào các ngày trong tuần, tạo kênh tiêu thụ nông sản, hàng hóa cho nông dân trong huyện. 

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa theo các cấp độ và luôn đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ cho người dân. Trên địa bàn không xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, tăng giá. 10 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của huyện đạt 1.652,8 tỷ đồng, đạt 81,7% kế hoạch năm.

Để hoạt động TMDV phát triển, thời gian tới, huyện tập trung xây dựng hạ tầng TMDV; phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ. Giải quyết kịp thời các vấn đề về cơ chế tài chính, thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại điện tử; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tích cực tìm cơ hội tiêu thụ sản phẩm để hạn chế rủi ro biến động của thị trường. Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ tổ quản lý, ban quản lý sang mô hình doanh nghiệp, HTX quản lý. 


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục