(HBĐT)-   Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mặc dù tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng. Trên khắp các đồng đất, tiếng máy cày, tiếng bà con nông dân rộn ràng cùng bắt tay vào sản xuất vụ chiêm xuân, phấn đấu hoàn thành việc gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.


Nông dân thị trấn Bo (Kim Bôi) xuống đồng gieo cấy lúa, đảm bảo hoàn thành đúng khung thời vụ.

Xóa bỏ tâm lý "tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nông dân huyện Lạc Thuỷ tích cực xuống đồng sản xuất ngay từ những ngày đầu năm. Vừa tập trung sản xuất vừa thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vững tin vào một vụ mùa bội thu. Tính đến thời điểm này, theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã gieo trên 52 tấn mạ, đạt 100% lượng mạ theo diện tích lúa kế hoạch; ngô đã trồng đạt 65% kế hoạch; các cây trồng khác đang trong khâu làm đất và triển khai trồng.

Từ mùng 4 Tết đến nay, mặc trời rét hay mưa, gia đình bà Bùi Thị Biên, thôn Gốc Xanh, xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ) đã sốt sắng xuống đồng sản xuất. Bà Biên cho biết: Do dịch bệnh Covid-19 nên năm nay làng xã không tổ chức lễ hội, công việc đồng áng vì vậy được nông dân bắt tay vào sản xuất sớm hơn. Vụ xuân này gia đình có 3 sào ruộng, toàn bộ đều cấy lúa chất lượng cao. Thời điểm trước Tết thời tiết thuận lợi cho việc lấy nước, do vậy bà con đã hoàn thành làm đất, đổ ải và cấy một số diện tích lúa xuân sớm.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, tại huyện Kim Bôi, khí thế sản xuất không giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo kế hoạch, vụ chiêm xuân năm 2022, toàn huyện gieo cấy 2.350 ha lúa, trong đó, giống lúa lai chiếm khoảng 26%, giống lúa thuần chiếm khoảng 74%. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Căn cứ kế hoạch sản xuất, những ngày qua, các địa phương trong huyện tăng cường thông tin về cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo cấy trên hệ thống truyền thanh cơ sở và các khu dân cư. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện tuyên truyền đến bà con việc bảo đảm sản xuất nhưng vẫn tuân thủ nghiêm các yêu cầu về chống dịch, như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang theo quy định. Bên cạnh đó, yêu cầu các đại lý, HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn chủ động liên kết với các đơn vị sản xuất, cung ứng thóc giống, vật tư, phân bón bảo đảm chất lượng cho bà con.

Theo kế hoạch vụ chiêm xuân 2022, toàn tỉnh gieo trồng trên 63.000 ha, trong đó 32.000 ha cây lương thực có hạt, sản lượng khoảng 16.000 tấn. Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Qua kiểm tra sản xuất đầu năm, nhìn chung, các địa phương đều tích cực, chủ động trong sản xuất vụ chiêm xuân. Việc chuẩn bị vật tư, phân bón cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Các địa phương tuân thủ nguyên tắc, che phủ nilon, đảm bảo cho mạ phát triển tốt; khâu làm đất được hoàn thành nhanh, đảm bảo khung thời vụ. Để phấn đấu đạt kết quả tốt nhất, các địa phương đã chủ động bố trí cơ cấu trà, giống, thời vụ phù hợp điều kiện đất đai, thời tiết, chế độ nước của địa phương nhưng vẫn bảo đảm nằm trong khung thời vụ chung của tỉnh. Thời gian tới, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ sản xuất, các địa phương cần tăng cường chuyển đổi số trong nông nghiệp một cách mạnh mẽ, hướng tới tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ nông sản để đảm bảo từ khâu tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến tới khâu xuất khẩu ra thị trường quốc tế; tuyên truyền sâu rộng về tổ chức sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi để nâng cao giá trị nông sản; đảm bảo quy trình theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước trong năm 2022 và những năm tới... 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới tiếp tục có các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài hơn vụ xuân ấm. Vì vậy, Sở NN&PTNT khuyến cáo các địa phương cần lưu ý để tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân bố trí thời vụ, cơ cấu giống để đảm bảo lúa trỗ tập trung vào thời điểm tối ưu nhất; đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại cho mạ và lúa mới cấy. Đồng thời, tích cực kiểm tra việc tích nước tại hệ thống hồ chứa, đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất...

Với khí thế hăng say lao động sản xuất ngay từ những ngày đầu năm tại các địa phương trong toàn tỉnh. Có thể thấy, mặc dù chịu tác động không nhỏ của dịch Covid-19 nhưng nông dân vẫn quyết tâm vừa chống dịch, vừa bảo đảm nhịp độ sản xuất, hướng tới vụ mùa bội thu, đạt năng suất, sản lượng cao. Trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần, toàn tỉnh đã tiến hành làm đất lúa đạt hơn 93%, cấy được gần 5.000 ha.


Thu Hằng


Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục