(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NQ "tam nông”) đã mang lại sự thay đổi quan trọng về tư duy, cách làm, diện mạo kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nông dân trong tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai chương trình hành động phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương, tiếp tục cải thiện căn cơ đời sống nông dân.


Hạ tầng nông thôn xã Thanh Hối (Tân Lạc) được đầu tư tạo điều kiện phát triển KT-XH.

Xã Thanh Hối (Tân Lạc) có sự thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn, cũng như chất lượng sống người dân. Từ chỗ xuất phát điểm thấp, hạ tầng yếu, thiếu, chưa được đầu tư, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đời sống người dân khó khăn. Bằng nhiều nguồn lực, đến nay, hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, các thiết chế văn hóa được đầu tư theo chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhiều khu dân cư như phố trong làng, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, bản sắc văn hóa các dân tộc được gìn giữ. Đặc biệt, sản xuất  có sự cải thiện rõ rệt, người dân chăm chỉ, chung tay xây dựng cuộc sống mới.

Đồng chí Bùi Thanh Chựng, cán bộ xã Thanh Hối cho biết: Thanh Hối là xã rộng, đông dân với khoảng 7.000 dân, sau sáp nhập còn 12 xóm, khu dân cư. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và cố gắng của cán bộ, Nhân dân, năm 2019, xã hoàn thành xây dựng NTM. Xã đã tích cực chuyển đổi sang trồng bưởi và các loại cây nông nghiệp có hiệu quả cao, nuôi trâu, bò vỗ béo; mở mang ngành nghề phụ cơ khí, dịch vụ…, đến nay, cuộc sống người dân cơ bản ổn định, thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo còn 7,25%, hộ cận nghèo 3,29%. Cụm công nghiệp Đông Thanh đã tạo việc làm cho cả nghìn lao động trong khu vực. Trên địa bàn xã có 3 khu dân cư kiểu mẫu là Tân Hương, Nen 2 và Tân Tiến. Hiện xây dựng xóm Bào là khu dân cư kiểu mẫu.
Ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, từ các xã vùng sâu, vùng xa: Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ (Yên Thủy); Cao Sơn, Tú Lý, Toàn Sơn, Mường Chiềng (Đà Bắc); Vân Sơn, Quyết Chiến, Mỹ Hòa (Tân Lạc); Đú Sáng, Tú Sơn, Kim Lập (Kim Bôi)… đang hưởng lợi từ các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Người dân được tiếp cận, thụ hưởng từ các chính sách phát triển sản xuất, y tế, giáo dục. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, nâng cao hiệu quả, hiệu lực. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đồng lòng phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.  
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong đó thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy sự hợp tác giữa "4 nhà" trong nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế; tập trung phát triển các giống cây, con đặc sản, thế mạnh của địa phương, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh, chuỗi tiêu thụ sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP…, lấy nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân chuyển biến làm thước đo đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị và người dân tham gia xây dựng NTM.
Sau 13 năm thực hiện NQ "tam nông”, tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đạt 4,02%; thu nhập bình quân dân cư nông thôn tăng trên 3 lần (mục tiêu nghị quyết gấp trên 2,5 lần); tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 50%, đạt chỉ tiêu nghị quyết… Chương trình xây dựng NTM đạt kết quả nổi bật. Từ điểm xuất phát thấp, song với sự đồng lòng, vượt khó của cả hệ thống chính trị, đến nay, toàn tỉnh đã có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 60 khu dân cư kiểu mẫu, 170 vườn mẫu, 65/129 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM có nhiều tiến bộ theo phương châm "nông nghiệp phát triển toàn diện, có giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao mức sống cư dân nông thôn”. Tỉnh bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hoá như vùng sản xuất cây ăn quả có múi, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cây dược liệu, trồng mía, nhãn... Các nông sản chủ lực về trồng trọt, chăn nuôi từng bước khẳng định được giá trị ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn được Tỉnh ủy chỉ ra, đó là việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường còn hạn chế. Đời sống của người dân dù đã cải thiện, song tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, đòi hỏi phải có những chính sách đồng bộ, hiệu quả về đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất...
Tỉnh ủy chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương triển khai chương trình hành động phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm đạt 4,5 - 5%; giá trị sản phẩm trung bình trên diện tích đất canh tác đạt 220 triệu đồng/ha/năm, thủy sản đạt 250 triệu đồng/ha; hàng năm, tăng trung bình 0,5 tiêu chí/xã, có thêm 6% xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM, có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM, trên 16 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa hoặc nâng hạng... Các ngành và các địa phương đang rà soát quy hoạch, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đẩy mạnh liên kết, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thực hiện Chương trình OCOP, xây dựng sản phẩm nông nghiệp có lợi thế gắn với thị trường tiêu thụ; lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cải thiện căn cơ, bền vững, nâng cao đời sống người dân nông thôn…


  Lê Chung

Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Bộ Giao thông vận tải khẳng định, ngay sau Tết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Theo dõi chặt thị trường để điều hành giá, kiểm soát lạm phát

Ngày 10/2, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ban hành Văn bản số 882/VPCP-KTTH yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan triển khai rà soát, sửa đổi hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, trọng tâm là xây dựng Luật Giá (sửa đổi), tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm.

Kiểm soát chặt thị trường xăng dầu

Vài ngày gần đây, trước dự báo giá xăng dầu có khả năng tăng cao trong kỳ điều chỉnh ngày 11/2, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu treo biển hết hàng, nghỉ bán, dừng hoạt động do thiếu nguồn cung khiến dư luận xã hội bức xúc. Nhiều người nhận định đây là dấu hiệu của hành vi tích trữ, găm hàng chờ bán giá cao, kiếm lời bất chính và đòi hỏi các lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc.

Phấn đấu tốc độ tăng GRDP bình quân 5 năm 2021 - 2025 từ 9% trở lên

(HBĐT) - Đó là một trong những mục tiêu quan trọng tại Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng (MHTT), phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước (NQ 09).

Kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Sáng 10/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã tổ chức kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân 2022 trước và sau Tết Nguyên đán tại huyện Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục