(HBĐT) - Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Phạm Thị Sinh, hội viên phụ nữ thôn Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) đã vươn lên mức kinh tế khá giả sau hơn 2 năm khởi nghiệp mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt. 

 

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản kết hợp bán lấy thịt của nông dân thôn Vỏ, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo nguồn sinh kế bền vững.

Chị Sinh chia sẻ: Trước đây, hai vợ chồng lấy việc làm thuê, làm mướn để mưu sinh. Được Hội LHPN quan tâm, cử tham gia lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi, tôi mạnh dạn mở hướng chăn nuôi. Năm 2020, đàn dê của gia đình mới có 20 đầu con nhưng đến nay, số lượng đàn đã nhân lên hơn 100 con. Mô hình đạt thu nhập bình quân mỗi năm trên dưới 200 triệu đồng. Không những chăm chỉ, chí thú làm ăn, chị Sinh còn tích cực giúp đỡ, hỗ trợ các hộ hội viên khác trong việc kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.  

Trước đây, các xã: Thống Nhất, An Bình, Hưng Thi, Phú Nghĩa, Khoan Dụ, Yên Bồng còn nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Nhằm thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững đối với các xã nghèo, cấp uỷ Đảng từ huyện đến xã đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các chương trình, dự án lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tiêu biểu là xây dựng được 3 mô hình giảm nghèo tại các xã: An Bình, Khoan Dụ, Hưng Thi, góp phần giải quyết việc làm cho 120 lao động nông thôn. Các tổ chức hội, đoàn thể như nông dân, phụ nữ, thanh niên cũng tích cực tham gia, vào cuộc, triển khai nhiều chương trình, hoạt động phối hợp hỗ trợ hội viên về giống, nguồn vốn tín dụng, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xúc tiến. Năm 2021, tuy gặp trở ngại do tình hình dịch bệnh Covid-19, Trung tâm GDTX-GDNN huyện vẫn mở được một số lớp nghề cho lao động, chủ yếu nghề may công nghiệp, trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia cầm tại các xã. Qua đó, có trên 100 lao động là hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số có việc làm và tự tạo được việc làm sau học nghề. Hàng năm, huyện thực hiện giải quyết việc làm cho 1.200 lao động trở lên, đạt và vượt 100% chỉ tiêu.

Đồng chí Đinh Thị Thu Huyền, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao (năm 2015 là 18,5%), huyện đã bứt phá, vươn lên top đầu hoàn thành về đích nông thôn mới của tỉnh. Kết quả nổi bật này có đóng góp quan trọng của công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với những giải pháp quyết liệt, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2021 còn 3,43%, bình quân thu nhập đầu người đạt 61,2 triệu đồng. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong vận động, giúp đỡ hộ nghèo tìm hướng đi, cách làm phù hợp, hiệu quả để thoát nghèo được phát huy rõ rệt. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước như chính sách tín dụng, y tế, xoá nhà tạm, chính sách lao động, việc làm, huyện đã triển khai nhiều mô hình kinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá, tạo cơ hội, động lực cho người dân vươn lên phát triển kinh tế, vận dụng tốt những kiến thức được học qua tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công.

Cũng theo đồng chí Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện, để chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững đi vào cuộc sống, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo được huyện cụ thể hoá và giao nhiệm vụ cụ thể, có kiểm tra, giám sát thường xuyên. Mặc khác, thực hiện đầy đủ, chính xác từ khâu điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo đến xác định giải pháp giảm nghèo cụ thể, phù hợp. Kết hợp giữa nhóm giải pháp hỗ trợ với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động thoát nghèo, chú trọng tuyên truyền về những phương thức giảm nghèo phù hợp. MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tích cực hơn nữa trong phát động, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia cuộc vận động "Ngày vì người nghèo”, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để tăng cường hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, sinh kế cho phụ nữ nghèo, triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bùi Minh

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục