(HBĐT) - Chiều 30/3, UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3, cho ý kiến vào một số văn bản trình BTV Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; các nội dung phục vụ công tác quản lý, điều hành của UBND tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp.

3 tháng đầu năm, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao các sở, ngành, địa phương thực hiện 237 nhiệm vụ. Trong đó có 192 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn 172 nhiệm vụ, quá hạn 20 nhiệm vụ); còn 45 nhiệm vụ chưa hoàn thành nhưng còn trong hạn. Việc thực hiện các nhiệm vụ được giao đã góp phần quan trọng thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN tỉnh năm 2022, đặc biệt là việc phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 9% trở lên trong năm nay, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) và thu NSNN. Tính đến ngày 25/3, tổng số kế hoạch VĐTC năm 2022 đã giải ngân 521,8 tỷ đồng, đạt 15% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và 12% số kế hoạch UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Thu NSNN quý I ước thực hiện 1.358,4 tỷ đồng, đạt 37,9% dự toán Chính phủ, 22,3% dự toán HĐND tỉnh, bằng 151,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai một số dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn tỉnh để khởi công trong năm nay, trong đó đã chỉ đạo cụ thể các nội dung giao cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai trong thời gian tới.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư (THĐT) vào tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, các đại biểu thống nhất cao với sự cần thiết phải ban hành đề án, bởi vốn đầu tư là một trong ba trụ cột quan trọng, có ý nghĩa then chốt và là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển KT-XH. Các đại biểu cho rằng, để thực hiện hiệu quả các mục tiêu được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 đã đề ra cần phải có số lượng vốn đầu tư lớn, trong điều kiện nguồn vốn NSNN hạn hẹp thì việc huy động vốn đầu tư tư nhân và vốn FDI có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Muốn vậy, trong thời gian tới, công tác THĐT của tỉnh cần có định hướng rõ ràng với những giải pháp khả thi, có tính đột phá, đồng thời khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong việc xúc tiến đầu tư còn thụ động, hiệu quả chưa cao; hạ tầng kỹ thuật phục vụ THĐT chưa được đầu tư thỏa đáng; công tác quản lý, theo dõi các dự án sau khi được chấp thuận còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ; công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa thực sự hiệu quả… Được biết, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta đề ra mục tiêu phấn đấu tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong nước đạt khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI.

Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến vào một số dự thảo văn bản quan trọng đối với thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh như: Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý đất đai trong quy hoạch, đẩy mạnh GPMB tại các khu công nghiệp; huy động nguồn lực xây dựng thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV; kế hoạch sử dụng đất các huyện, thành phố năm 2022...

Kết luận cuộc họp, đồng chí  Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Bước vào quý II, các sở, ngành, địa phương phải tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ Tỉnh ủy giao, nhất là chuẩn bị các điều kiện sớm khởi công các dự án trọng điểm, dự án trong và ngoài NSNN. Chủ động giải ngân VĐTC ngay từ những tháng đầu năm, không được để mất vốn. Đồng thời tăng cường giải pháp khai thác nguồn thu NSNN nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra trong năm nay.

Đồng chí đề nghị Sở GTVT tích cực kiểm tra, xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải trên các tuyến đường, nhất là đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Ngành chức năng kiểm tra việc khai thác, vận chuyển đất không đúng quy định trên địa bàn huyện Yên Thủy để có biện pháp xử lý...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng tình với các dự thảo trình tại cuộc họp, trong đó đối với tờ trình dự thảo Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về tập trung huy động nguồn lực xây dựng thị trấn Mai Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV, đồng chí yêu cầu phải tính toán việc huy động nguồn lực đảm bảo tính khả thi, đúng quy định, đặc biệt không được phá vỡ cân đối kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh...

Hoàng Nga

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục