(HBĐT) - Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, song Mai Châu đã nỗ lực khai thác tiềm năng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Trong đó chú trọng phát triển TTCN gắn với làng nghề truyền thống. Hoạt động sản xuất CN-TTCN góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.


Sản phẩm quà tặng từ thổ cẩm và quần áo thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2021 và được khách du lịch trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Theo đánh giá của UBND huyện Mai Châu: Thời gian qua, CN -TTCN trên địa bàn huyện phát triển ổn định, đúng định hướng. Hoạt động sản xuất công nghiệp thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đối với TTCN, huyện chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách về KT-XH giữa nông thôn và thành thị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, công tác dạy nghề có sự chuyển biến quan trọng, nhiều lao động ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khóa đào tạo tăng lên rõ rệt. Huyện tranh thủ các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở đào tạo nghề nên cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

 Hoạt động xúc tiến đầu tư của huyện đã có bước chuyển biến cơ bản, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất CN-TTCN được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Môi trường sống được cải thiện thông qua việc thu hút các dự án đầu tư ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm về môi trường...

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh CN-TTCN đã linh hoạt thích ứng để duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động. Giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2010 đạt 393,301 tỷ đồng (đạt 107,2% so với kế hoạch); giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 667,488 tỷ đồng. Quý I/2022, giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 104,596 tỷ đồng; giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 163,281 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ yếu là gạch, bột giấy, tăm mành, đũa tre, may mặc, dệt thổ cẩm…

Hiện, Mai Châu có cụm công nghiệp (CCN) Chiềng Châu với 1 công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh là Công ty cổ phẩn BWG Mai Châu. Tỷ lệ lấp đầy CCN là 100%; chủ yếu sản xuất sản phẩm từ tre, gỗ, sản phẩm chính là ván ép thanh và tấm lót đường.

Đặc biệt, huyện quan tâm phát triển TTCN gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Toàn huyện hiện có 752 cơ sở sản xuất TTCN, các cơ sở giải quyết việc làm cho 2.456 lao động. Trên địa bàn huyện có 4 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và 1 làng nghề nấu rượu Mai Hạ, xóm Chiềng Hạ (xã Mai Hạ). 4 làng nghề dệt thổ cẩm gồm: Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm và du lịch bản Lác (xã Chiềng Châu); làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm xóm Nhót (xã Nà Phòn); làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm xóm Pà Cò Con (xã Pà Cò). Đã có 4 sản phẩm TTCN đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, gồm: Thổ cẩm dệt tay của HTX Dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác Mai Châu, xã Chiềng Châu; sản phẩm rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ; quà tặng từ thổ cẩm và quần áo thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu.

Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu cho biết: Năm 2013, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu được thành lập nhằm đáp ứng mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của phụ nữ dân tộc Thái. Kế thừa và phát huy tinh hoa mà nghề dệt thổ cẩm truyền thống của ông bà để lại, HTX đã tạo ra những sản phẩm quà tặng từ thổ cẩm vừa mang nét văn hóa truyền thống của dân tộc vừa mang tính hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các sản phẩm của HTX như gấu bông, lót cốc, lót đĩa, túi du lịch… thu hút được lượng lớn khách hàng trong nước và quốc tế rất ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Pháp. HTX giải quyết việc làm cho trên 30 lao động địa phương.


Thu Thủy


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục