(HBĐT) - Ngày 21/4, Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững (GNBV). Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

CTMTQG XDNTM giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục thực hiện 11 nội dung thành phần, bao gồm 54 chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phấn đấu, nội dung thực hiện được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện chương trình, được cụ thể hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM theo các mức độ và thực hiện ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết sau 10 năm thực hiện, trong giai đoạn này sẽ tập trung triển khai 6 chương trình chuyên đề: Chương trình KH&CN phục vụ XDNTM; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, ATTP và cấp nước sạch nông thôn; Chương trình phát triển du lịch nông thôn; Chương trình chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn NSNN bố trí cho chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.

Đối với CTMTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đặt ra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK.

Chương trình gồm 7 dự án (11 tiểu dự án), gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 10.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo...; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương khẳng định việc triển khai các CTMTQG XDNTM và GNBV có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển KT-XH, nhất là đối với các ĐBKK, xã nghèo, huyện nghèo, từ đó sẽ tạo lực đẩy góp phần nâng cao đời sống người dân, thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn, miền núi...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, ngành chức năng xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các CTMTQG. Trách nhiệm thực hiện các chương trình chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Do vậy, các địa phương phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; chú  trọng tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng CTMTQG.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của T.Ư; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả các chương trình. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các CTMTQG quan trọng này...


H.N

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục