(HBĐT) - Hòa Bình là một trong những địa phương quyết liệt chỉ đạo quản lý sắp xếp, xử lý tài sản dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC). Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, toàn tỉnh giảm 1 ĐVHC cấp huyện (nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình), giảm 59 ĐVHC cấp xã, tương đương 28,1% số xã trước khi sáp nhập.


Sau khi sáp nhập, Tỉnh ủy, UBND tỉnh sát sao chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc của các phòng, ban, UBND xã, phường, thị trấn đảm bảo việc sắp xếp trụ sở công khai, dân chủ, nhất là phương án xử lý đối với trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ.  

Sau khi rà soát có 123 cơ sở nhà, đất là trụ sở các phòng, ban thuộc huyện, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong danh sách sáp nhập, hợp nhất, với tổng diện tích 444.615,5 m2 đất và 105.697,7 m2 sàn xây dựng nhà. Trong đó có 69 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích 269.982,1 m2 đất, 64.088,5m2 sàn xây dựng nhà được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng; 7 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích 14.113,4m2 đất, 3.611,3 m2 sàn xây dựng nhà dôi dư, không có nhu cầu sử dụng được phê duyệt phương án sắp xếp, điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và cơ quan T.Ư đóng trên địa bàn còn thiếu, phù hợp với nhu cầu sử dụng; 23 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích 64.480,3 m2 đất, 20.616,1 m2 sàn xây dựng nhà dôi dư, không có nhu cầu sử dụng được phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; 24 cơ sở nhà, đất còn lại với tổng diện tích 96.039,7m2 đất, 17.381,8m2 sàn xây dựng nhà đang tiếp tục rà soát, lập phương án và đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định. 

Sau khi sáp nhập, tài sản được các cơ quan, đơn vị tiếp tục giữ lại sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ; những tài sản dôi dư, không có nhu cầu sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc hư hỏng, xuống cấp được xem xét điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu có nhu cầu hoặc thanh lý thu hồi nộp ngân sách Nhà nước. 

Nhìn chung, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc sau sáp nhập đã được tỉnh quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, do đặc thù một số xã thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, sau khi sáp nhập nhiều thôn, bản cách xa trung tâm xã, khó khăn cho người dân khi đến làm việc, giao dịch nên sau khi sáp nhập vẫn phải bố trí các phòng, ban chuyên môn làm việc tại trụ sở cũ; một số xã, phường, thị trấn sau sáp nhập, cơ sở vật chất tại trụ sở chính không đảm bảo. Do đó, việc sắp xếp lại tài sản công cần có giai đoạn để xử lý, đảm bảo việc xử lý tài sản phù hợp với hiện trạng về cơ sở vật chất, nhu cầu về trụ sở và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc quản lý, trông coi trụ sở dôi dư, không có nhu cầu sử dụng ở một số đơn vị cấp xã chưa thực sự tốt, dẫn đến tài sản Nhà nước có nguy cơ hư hỏng, xuống cấp… 

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước, tránh lãng phí, thất thoát tài sản công, đặc biệt là tài sản công dôi dư sau khi hoàn thành việc sáp nhập ĐVHC, ngày 9/6/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND về bán đấu giá tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND các huyện, thành phố quản lý năm 2022. Theo đó yêu cầu: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác đấu giá; xác định vai trò, trách nhiệm trong công tác bán đấu giá tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các trụ sở dôi dư, không có nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị. Việc triển khai công tác bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư phải được thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định của pháp luật, rút ngắn thời gian thực hiện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2022. Giao Sở Tài chính, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 167 của tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra hiện trạng cơ sở nhà, đất đề nghị sắp xếp; lập phương án trình UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp; đồng thời trình UBND tỉnh quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…


L.C


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục