(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM). Điều này không chỉ giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, minh bạch hóa các giao dịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.


Công nhân Điện lực thành phố Hòa Bình hướng dẫn khách hàng sử dụng hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Trước đây, gia đình bà Đoàn Thị Vũ, tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) gặp không ít bất tiện  khi thanh toán tiền điện theo hình thức truyền thống. Tuy nhiên, kể từ khi ngành điện triển khai các hình thức TTTĐ KDTM, gia đình bà Vũ đã lựa chọn thanh toán qua mạng internet. Mới đầu, thao tác còn chưa quen, bà Vũ đã được công nhân Điện lực TP Hòa Bình đến tận nhà hướng dẫn. Đến nay, sau khi nhận được thông báo của Điện lực về số tiền điện cần thanh toán, bà Vũ có thể sử dụng điện thoại để thanh toán tiền điện thông qua dịch vụ internet banking của ngân hàng. "Đây là dịch vụ rất tiện ích vì mình không phải đến chỗ đông người, nhất là trong những thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Bởi chỉ cần điện thoại có kết nối mạng internet là có thể thanh toán tiền điện được” - bà Vũ chia sẻ. 

Cùng tổ dân phố với gia đình bà Vũ, những năm qua, gia đình ông Hoàng Trọng Nam cũng không còn nỗi lo đóng tiền điện bị muộn, chậm vì đã ủy thác việc này cho ngân hàng. Ông Nam cho biết, từ khi Điện lực thành phố triển khai các hình thức thu tiền điện không dùng tiền mặt, nhân viên của Điện lực đã đến tuyên truyền, hướng dẫn người dân một    số hình thức thanh toán. Gia đình ông đã lựa chọn dịch vụ thanh toán tiền điện ủy thác qua ngân hàng. Mỗi lần ngành điện chốt số có tin nhắn thông báo đến điện thoại, sau đó ngân hàng thực hiện trả tiền điện tự động, gia đình ông không phải đến quầy nộp tiền như trước. 

Được biết, Điện lực TP Hòa Bình là đơn vị có số lượng khách hàng sử dụng các hình thức TTTĐKDTM cao nhất tỉnh. Đến hết tháng 7/2022, tỷ lệ khách hàng sử dụng các hình thức TTTĐKDTM trên địa bàn thành phố đạt 99,38%. Đồng   chí Phạm Thanh Tân, Phó Giám đốc Điện lực TP Hòa Bình cho biết: Hiện đơn vị tích cực phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để đưa mobile banking đến với khách hàng ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu đến năm 2023, 100% khách hàng sẽ chuyển sang TTTĐKDTM.

Có thể thấy, TTTĐKDTM đem lại rất nhiều tiện lợi cho khách hàng và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đồng chí Nguyễn Ngọc Bình, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Hiện nay, công ty đã ký kết hợp tác triển khai thu hộ tiền điện với 6 ngân hàng, 8 tổ chức trung gian thanh toán và tiếp nhận yêu cầu khách hàng thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (từ tháng 12/2019); websie/app chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ngoài ra, từ tháng 9/2021, công ty thỏa thuận hợp tác với Agribank chi nhánh Hòa Bình thực hiện thanh toán tiền điện thấu chi qua tài khoản; từ tháng 5/2022, hợp tác với 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là VNPT và Viettel triển khai dịch vụ mobile money.

Để triển khai các dịch vụ này, công ty và các đối tác đã đẩy mạnh tuyên truyền qua báo, đài địa phương và làm việc trực tiếp với các thôn, xã để hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng mở tài khoản, thực hiện thanh toán tiền điện hàng tháng. Đến hết tháng 7/2022, tỷ lệ khách hàng TTTĐKDTM trên địa bàn toàn tỉnh đạt 64,53%, Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó, thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là rào cản. Để nâng cao tỷ lệ khách hàng sử dụng các hình thức TTTĐKDTM, ngành điện mong muốn sự chỉ đạo, hỗ trợ hơn nữa của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương.

Viết Đào

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục