(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người làm nông nghiệp chật vật với bão giá đầu vào. Chi phí sản xuất tăng từ giá phân bón, thuốc trừ sâu đến nhân công. Giá nông sản, chăn nuôi xuống thấp. Đó là chưa kể thay đổi thời tiết dẫn đến sản lượng thấp. Nhưng với cách làm của bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thì không lo về bài toán thất thu.


Đàn bò của gia đình bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy)sinh trưởng tốt, cho thu nhập ổn định.

Theo tiếng gọi của Đảng, gần 40 năm trước, bà Thướng rời quê hương Mỹ Đức (Hà Nội) lên Hòa Bình xây dựng vùng kinh tế mới, trở thành công nhân Nông trường sông Bôi (Lạc Thủy). Bà được nhận khoán đất nông trường để sản xuất từ mía, ngô, sắn, chè, cam, bưởi. Đến nay, bà có gần 10 ha đất trồng đủ các loại cây. Bà Thướng chia sẻ: Tôi thực hiện phương châm lấy ngắn, nuôi dài. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong vườn, mỗi thứ tôi trồng một ít để tránh rủi ro. Một trong những rủi ro khi làm nông nghiệp là làm theo phong trào. Thấy cây trồng hoặc vật nuôi nào cho thu nhập cao người dân đổ xô làm. Nhưng khi thất thế thì phá bỏ hoặc bán tháo. Điều đó không chỉ gây thiệt hại kinh tế gia đình mà làm cho ngành nông nghiệp phát triển không bền vững.

Những năm trước, cây cam, cây bưởi và chanh đào lên ngôi. Nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ, họ mua thêm đất, thuê đất để tiếp tục đầu tư. Nhưng bà Thướng không chọn cách đó. Cây cam có năm cho thu hàng trăm triệu có khi hàng tỷ đồng. Với số tiền đó bà đầu tư chăn nuôi bò, không tăng diện tích trồng cam, bưởi. Từ chăn nuôi bò đã cho bà "lãi kép”, không chỉ bán con giống, bán thịt mà nguồn phân bò cũng là nguồn thu quan trọng, giúp bà giảm chi phí đầu tư vào cây trồng. Giá phân bón mấy năm gần đây tăng lên gấp rưỡi, có loại tăng lên gấp đôi, gấp 3 nhưng bà không phải lo nguồn phân bón. Đến nay gia đình bà có đàn bò hơn 30 con. Bà dành vài ha đất để trồng cỏ và bãi chăn thả. Khi cây cam thất thế, nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò là nguồn thu nhập tốt của gia đình. Trước đây cây chanh có giá ở đất Lạc Thủy với nguồn thu nhập cao. Tuy nhiên, sau vài năm cây chanh mất giá do người trồng quá nhiều. Nguồn cung nhiều hơn cầu, nhiều gia đình chặt bỏ cây chanh, nhưng gia đình bà vẫn giữ lại. Năm nay, giá chanh tăng lên 12 nghìn đồng/kg. Hiện, gia đình bà thu hoạch ước hơn chục tấn quả.

Gần 10 năm trước, ở những diện tích xa, khó chăm sóc bà trồng cây dổi xen canh. Năm ngoái, cây bói và cho thu được vài chục triệu đồng. Năm nay, cây dổi sai quả, có cây đạt trên 10 kg hạt, giá bán trên 1 triệu đồng/kg. Với cách làm không đầu tư ồ ạt, theo phong trào, đa dạng nguồn thu, gia đình bà Thướng không chỉ sống được bằng nghề nông mà còn làm giàu. Bà được bình chọn là 1 trong 100 nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2022.


Việt Lâm


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục