(HBĐT) - Đã lâu rồi những hộ trồng mía tím tại xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) mới phấn khởi bước vào vụ thu hoạch mới, khi mía được bán với giá 8.000-9.000 đồng/cây, tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ.


Ông Bùi Văn Ngâu, xóm Đầm Băng, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) phấn khởi vì mía có giá cao, bán được hết vườn.

Còn nhớ vụ mía tím năm 2017-2018, người trồng mía xã Ngọc Lâu chịu thua lỗ nặng vì giá bán quá rẻ, chỉ trên dưới 3.000 đồng/cây, thậm chí có lúc xuống 1.000 đồng/cây mà vẫn không có người mua. Vì vậy, nhiều hộ phải chặt cho gia súc ăn do chi phí thuê người thu hoạch còn nhiều hơn tiền lãi bán mía. Có những hộ mang mía ra thị trấn, hay chợ mía (xã Ân Nghĩa) cũng chỉ túc tắc bán được dăm ba bó để phần nào hồi vốn, tiền bán không đủ tiền phân, giống. Nếm "đắng” từ mía khiến không ít hộ bỏ trồng, ảnh hưởng đến những vụ mía tiếp theo. Có hộ tìm hướng chuyển sang trồng những loại cây khác. Từ năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nông sản càng khó tiêu thụ, không ít hộ đã chuyển từ trồng mía tím sang trồng ngô.  Diện tích mía của xã từ 157 ha giảm còn 115 ha.

Tại thời điểm này, 132 ha mía  tím trên địa bàn đã tiêu thụ được 70 - 80%, diện tích còn lại được tư thương đặt cọc chờ thu nốt. Nhìn những chiếc xe tải ra vào địa bàn "dọn vườn”, người dân hối hả thu hoạch, chúng tôi cảm nhận rõ sự phấn khởi của người dân. Không vui sao được khi những vụ mía trước, đến giữa tháng 11, diện tích bán được chỉ hơn 50%, thậm chí nhiều ruộng mía đã mọc mầm cũng chưa có người đến thu mua. Ông Bùi Văn Ngâu, xóm Đầm Băng chia sẻ: "Phải đến 5 năm rồi, cây mía tím mới đem lại cho người dân niềm vui như vậy. Sau nhiều năm mất giá, nhất là khi dịch Covid-19 xảy ra, sản phẩm không tiêu thụ được hoặc thu mua với giá rất thấp, nhiều hộ đã bỏ mía sang trồng cây khác. Gắn bó với cây trồng này, gia đình tôi vẫn trồng mía tím, bởi tin vào chất lượng của cây mía. May mắn, năm nay bán được giá cao, tư thương chủ động đặt cọc mua hết vườn từ sớm. Dự kiến vụ này gia đình tôi bán được 35 tấn, thu về 100 - 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí”.

Đánh giá về việc tiêu thụ mía trên địa bàn, đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết: "Do diện tích mía sụt giảm qua nhiều năm biến động về giá, nguồn cung giảm, do đó mía tím khan hiếm hơn, nhiều tư thương phải tranh nhau đặt cọc tiền trước để dọn vườn, dẫn đến giá mía tăng cao. Đồng thời, tuyến đường từ xã Tân Mỹ - Ngọc Lâu được đầu tư xây dựng, thuận tiện giao thương, do đó tư thương không còn o ép nhiều về giá. Hiện, các khu du lịch, dịch vụ trở lại hoạt động, nguồn cầu tăng cao nên mía nhanh chóng được thu mua hết. So với các vùng khác, mía tím Ngọc Lâu vẫn giữ được chất lượng vốn có, là địa chỉ tin cậy với thị trường”.

Vụ mía năm nay ở xã Ngọc Lâu thu hoạch sớm do nhu cầu tăng cao, chất lượng ổn định. Ông Bùi Văn Thành, trưởng xóm Đầm Băng cho biết: "Cây mía vẫn cho chất lượng ổn định từ trước đến nay, cũng là cây trồng lâu năm của xóm nên tôi cùng các cán bộ xã động viên người dân chăm sóc đảm bảo chất lượng, năng suất cho cây trồng. Vụ mía này bán được giá, mang về lợi nhuận cao nhất cho bà con trong nhiều năm trở lại đây. Hy vọng đầu ra và giá cả tiếp tục giữ ổn định để người dân an tâm đầu tư sản xuất”.

Dự kiến trong vụ mía tới, xã sẽ nâng diện tích lên 152 ha, giữ vững năng suất và chất lượng vốn có; hướng tới thành lập HTX để tư thương đặt niềm tin, ký nhiều hợp đồng thu mua lâu dài với bà con. Xã cũng vận động người dân quan tâm đầu tư, áp dụng KH-KT vào sản xuất, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại, tăng cường quảng bá qua các phương tiện thông tin để cây mía đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

 Hoàng Anh

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục