(HBĐT) - Đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo) trên địa bàn huyện Đà Bắc chiếm 65,54%. Điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đảm bảo, ý thức tự vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người dân chưa cao, nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế… là những trở ngại trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.


Người dân xóm Ấm, xã Nánh Nghê (Đà Bắc) cải thiện sinh kế từ chăn nuôi lợn bản địa.

Từ thị trấn Đà Bắc đến trung tâm xã Nánh Nghê chừng hơn 3 giờ đồng hồ. Bên cạnh vấn đề giao thông khó khăn, điều kiện sống của đồng bào các dân tộc nơi đây còn nhiều vất vả. Hộ ông Bùi Văn Nguyến ở xóm Ấm có 3 người, gồm hai vợ chồng và con trai. Ông Nguyến tâm sự: Con trai hiện đang tham gia nghĩa vụ quân sự nên nhà chỉ còn hai vợ chồng. Ngoài ngôi nhà sàn cũ từ thời ông bà để lại, trong nhà không có vật dụng gì đáng giá. Vì không có đất sản xuất nên vợ chồng tôi nuôi vài con gà, hàng ngày lên rừng kiếm măng về bán, lấy rau, củi về dùng. Chính sách của Đảng, Nhà nước cũng giúp gia đình về thẻ BHYT, hỗ trợ gạo mùa giáp hạt, chăm lo dịp Tết.

Theo đồng chí Đặng Minh Tấn, Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê, đến nay, xã vẫn là một trong những địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn nhất huyện. Riêng hộ nghèo có 477 hộ với trên 1.900 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều là 57,8%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 25 triệu đồng/năm. Tại báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2022, chính quyền xã đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp từng bước tháo gỡ. Bên cạnh việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách chưa kịp thời, địa phương có xuất phát điểm thấp, người dân chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chưa đổi mới cách nghĩ, cách làm, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Những năm qua, nhờ các chương trình, dự án lồng ghép, đào tạo, dạy nghề và chính sách hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm, đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện đã cải thiện. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Thanh Hải, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện, việc huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đòi hỏi lớn. Công tác lao động, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội còn nhiều khó khăn. Thông qua tuyên truyền, tư vấn chính sách, trên địa bàn có 12 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2021, dự kiến có 45 người tham gia xuất khẩu lao động trong năm 2022. Việc triển khai các lớp đào tạo nghề, chuyển giao KHKT cho lao động nông thôn được đẩy mạnh. Chính sách hỗ trợ vốn vay cho người lao động được thực hiện hiệu quả. Huyện đã phối hợp tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người lao động về việc làm, tìm kiếm việc làm trên cơ sở năng lực, nhu cầu thị trường việc làm, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, từng bước chuyển đổi ngành nghề phù hợp.

Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt huyện Đà Bắc trong danh sách 22 huyện nghèo của cả nước được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, huyện được tăng cường nguồn lực phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hoá nhằm tạo sự đột phá và động lực tăng trưởng kinh tế. Trong năm, giải pháp tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chương trình, dự án được quan tâm. Việc lồng ghép triển khai các dự án nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân được chú trọng. Huyện đang triển khai các mô hình tổ chức sản xuất (chủ yếu về chăn nuôi gia súc, gia cầm) theo nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX; chú trọng gắn với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế địa phương, sản phẩm thế mạnh và có lộ trình xây dựng thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm bền vững.

Bùi Minh


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục