(HBĐT) - Sáng 5/5, Ban chỉ đạo (BCĐ) các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I/2023. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên BCĐ và lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. 

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Sở KH&ĐT cho biết: Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, kế hoạch vốn giao từ nguồn ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương năm 2022 và năm 2023 là 447.235 triệu đồng. Đến nay, giải ngân được 64.285 triệu đồng, đạt 14,3% tổng vốn kế hoạch giao.

Đối với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kế hoạch vốn giao từ nguồn ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương năm 2022 và năm 2023 là 1.238.820 triệu đồng. Đến thời điểm này giải ngân được 71.353 triệu đồng, đạt 5,76% tổng vốn kế hoạch giao.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, kế hoạch giao từ nguồn ngân sách T.Ư và địa phương năm 2022 và năm 2023 là 503.269 triệu đồng. Đến nay đã giải ngân được 35.395 triệu đồng, đạt 7,03%.

Khó khăn, vướng mắc hiện nay trong giải ngân vốn đầu tư các chương trình MTQG là công tác lập, thẩm định phê duyệt báo cáo kinh tế, kỹ thuật, hồ sơ xây dựng các công trình còn chậm. Việc xác định, đề xuất danh mục công trình năm 2023 chưa chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh. Công tác tuyên truyền giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế. Việc huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ địa phương gặp nhiều khó khăn do tỉnh có tỷ lệ nguồn thu thấp tác động đến sự chủ động của địa phương.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Theo đó, các đại biểu thống nhất: Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, các chủ đầu tư và UBND các huyện, thành phố cần khẩn trương hoàn thành phê duyệt các dự án còn lại làm cơ sở phân bổ vốn. Rà soát toàn bộ tiến độ thực hiện các dự án triển khai của năm 2022, 2023, lập kế hoạch giải ngân phù hợp với tiến độ thực hiện các dự án để đẩy nhanh giải ngân vốn của các chương trình. Chủ động cân đối ngân sách cấp huyện để đối ứng nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ kế hoạch năm 2022, 2023, đồng thời huy động, lồng ghép nguồn lực khác để thực hiện các dự án thuộc các chương trình đảm bảo theo quy định hiện hành.

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến thảo luận, kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ngành khẩn trương phân bổ vốn cụ thể đến từng dự án, công trình. Giao Sở NN&PTNT khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng để kịp thời triển khai dự án. Đối với nội dung phát triển trồng cây dược liệu tại huyện Đà Bắc, giao huyện báo cáo khó khăn, vướng mắc cụ thể, tham mưu cho các sở, ngành, UBND tỉnh điều chỉnh thực hiện.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thẩm quyền thuộc cấp nào, cấp đó phải chịu trách nhiệm thực hiện. Các sở, ngành là cơ quan thường trực 3 chương trình MTQG khẩn trương hỗ trợ các huyện, thành phố, sở, ngành làm chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư đảm bảo triển khai đẩy nhanh tiến độ. 


Đinh Hòa

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục