(HBĐT) - Sáng 18/5, Chi cục Kiểm lâm tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm (21/5/1973 - 21/5/2023). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ kỷ niệm. 

họ 
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng lực lượng Kiểm lâm tỉnh Hoà Bình nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Truyền thống lực lượng Kiểm lâm.

50 năm qua, lực lượng kiểm lâm luôn  khẳng định là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với phương châm "lấy dân làm gốc", công tác tuyên truyền bảo vệ, phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình hoạt động của lực lượng kiểm lâm Hoà Bình. Việc quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, gắn nâng cao chất lượng giống với năng suất rừng trồng, hình thành mạng lưới sản xuất cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nhiều thành phần. Thực hiện quản lý nguồn gốc giống theo chuỗi hành trình, từng bước cải thiện chất lượng giống. Đến nay, 100% cây giống được kiểm soát, trong đó 80% cây giống có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của rừng, những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích chủ rừng có nhu cầu thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC, phát triển rừng cây gỗ lớn, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung nhằm thu hút các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn. 

Bên cạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng, các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đã xây dựng 48 tuyến, 63 ô tiêu chuẩn để thực hiện việc điều tra, giám sát đa dạng sinh học. Qua đó phát hiện nhiều loại động, thực vật quý hiếm và lập hồ sơ quản lý, xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng trong khu bảo tồn. 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian tới, lực lượng kiểm lâm tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đó cần giữ vững, duy trì và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; thực hiện có hiệu quả các thể chế pháp luật, chính sách quản lý và bảo vệ rừng. Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo hướng phát triển chuỗi giá trị, khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giữa chủ rừng và doanh nghiệp chế biến, thương mại lâm sản. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhất là công nghệ về giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn, chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, phát triển kinh tế dưới tán rừng để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống cháy rừng được giao, từng bước ổn định đời sống, thu nhập cho người dân, góp phần giảm sức ép vào rừng...




Đinh Hòa

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục