Sáng 28/12, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.




Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh kết luận hội nghị. 

Năm 2023, Ban đại diện HĐQT các cấp, chi nhánh NHCSXH tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương, tín dụng CSXH trên địa bàn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đều đạt, vượt mục tiêu nghị quyết của Ban đại diện đề ra; nguồn vốn ưu đãi phủ kín đến 100% thôn, xóm và được chuyển tải nhanh chóng, kịp thời đến đối tượng thụ hưởng. 

Trong năm, doanh số cho vay ước trên 1.237 tỷ đồng, với trên 27,5 nghìn lượt khách hàng vay. Đến nay, tổng dư nợ ước đạt trên 4.824 tỷ đồng/19 chương trình tín dụng, với gần 103 nghìn hộ dư nợ, tăng 635 tỷ đồng (tăng 15,2%) so với 31/12/2022. Nguồn vốn chính sách đã giúp tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 8.130 lao động; xây mới, mua nhà ở xã hội 105 căn hộ; giúp 146 học sinh, sinh viên vay vốn chi phí học tập; 107 lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng, nâng cấp 9.055 công trình nước sạch, 8.799 công trình vệ sinh tại vùng nông thôn. 

Tại hội nghị, các thành viên Ban đại diện thảo luận về những khó khăn, tồn tại trong thực hiện tín dụng CSXH, như việc giải ngân nguồn vốn chương trình cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Nghị quyết số 216/2022/NQ-HĐND còn chậm; nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH thấp hơn so với mặt bằng chung toàn quốc... 

Phát biểu kết luận, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Năm 2024, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện các mô hình để nhân rộng và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nhận ủy thác cho vay với NHCSXH. Các sở, ngành liên quan cần rà soát để tham mưu UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác NHCXH. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình tín dụng của Chính phủ; đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm đưa nguồn vốn đến được các đối tượng thụ hưởng.



Viết Đào

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục